Huấn Dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin 8-7-2012
Huấn Dụ của Đức Thánh Cha
trước khi đọc Kinh Truyền Tin (Angelus)
Castelgandolfo , Chúa Nhật 8-7-2012
Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cám ơn các Bạn Trẻ vùng Dresda đã hát tuyệt hay! (nhóm trẻ vùng Dresda, Đức, đã hát một bài, và được Đức Thánh Cha khen)
Tôi muốn ngừng lại để suy tư vắn tắt về Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, đó là một bản văn trích từ đoạn Phúc Âm thời danh mang tên: “Không ai là ngôn sứ tại quê hương mình”, nghĩa là không tiên tri ngôn sứ nào được tiếp đón nồng hậu giữa người dân của mình, vì những người này đã thấy tiên tri lớn lên giữa họ (xem Mc 6, 4). Quả thật, sau đó, vào khoảng 30 năm sau, Chúa Giêsu đã bỏ vùng Nazareth và trong một thời gian ngắn tiếp theo, Ngài đi rao giảng và làm phép lạ ở các chỗ khác, rồi một lần Ngài trở về quê quán của mình và bắt đầu giảng trong Hội đường. Các người đồng hương “lấy làm ngỡ ngàng” về sự khôn ngoan của Ngài, và họ biết rõ Ngài là “con bà Maria”, Ngài “là bác thợ mộc”, đã sống ở giữa họ, lúc này thay vì đón nhận Ngài trong đức tin, thì họ lại bị vấp phạm vì Ngài (xem Mc 6, 2-3). Sự kiện này cũng dễ hiểu, bởi vì sự thân thuộc quen biết trong phạm vi con người thường làm cho người ta khó vượt qua giới hạn và khó mở ra hướng về chiều kích thuộc về Thiên Chúa. Anh thợ mộc này là Con Thiên Chúa ư, đối với họ điều này thật khó mà tin được. Chính Chúa Giêsu đã đem đến một thí dụ về kinh nghiệm của các tiên tri ngôn sứ trong Israel, là những người trong chính quê hương của các ông đã là đối tượng của sự khinh bỉ, và Ngài đồng hóa mình với các tiên tri ngôn sứ này. Vì thái độ đóng kín về đàng thiêng liêng này, mà Chúa Giêsu không thể thực hiện tại Nazareth “một phép lạ nào, mà Ngài chỉ đặt tay cho một số bệnh nhân và chữa lành họ” (Mc 6, 5). Quả thế, các phép lạ của Đức Kitô không chỉ là việc bày tỏ quyền năng ra, nhưng là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, là điều được nhận ra bất cứ ở đâu có đức tin nơi con người, và đó là hành động hỗ tương. Giáo Phụ Origène viết: “Bằng một cách thức giống nhau, mà với các thân xác có một sự lôi kéo hấp dẫn tự nhiên từ phía một vài người đối với người khác, cũng như nam châm với sắt . . . cũng thế một đức tin như thế cũng thực hiện một sự hấp dẫn trên quyền năng của Thiên Chúa” (Commento al Vangelo di Matteo, 10, 19).
Vậy, hình như Chúa Giêsu đang đối diện – như người ta nói – với một điều của một cuộc tiếp đón xấu mà Ngài gặp phải ở Nazareth. Trái lại, vào cuối câu truyện, chúng ta thấy có một nhận định nói ngược hẳn lại. Thánh Sử viết rằng Chúa Giêsu “lấy làm lạ vì sự cứng lòng tin của họ” (Mc 5, 6). Với sự ngỡ ngàng của các người đồng hương, và người ta bị vấp phạm, thì có một sự ngỡ ngàng từ phía Chúa Giêsu. Chính Ngài, theo một nghĩa nào đó, cũng bị vấp phạm! Cho dù Ngài biết rằng không một tiên tri ngôn sứ nào được tiếp đón ở quê hương mình, tuy nhiên sự việc người dân của Ngài khép kín con tim lại, sự việc này vẫn như còn mờ tối với Ngài: Làm sao có thể hiểu được điều họ không nhận ra ánh sáng của Sự Thật? Tại sao họ không mở ra trước lòng tốt của Thiên Chúa, là lòng tốt muốn chia sẻ nhân tính của chúng ta? Quả thực, con người Giêsu thành Nazareth là sự trong sáng của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Thiên Chúa ở lại cách thật trọn vẹn. Và trong khi chúng ta, cả chúng ta nữa, luôn luôn chúng ta đi tìm những dấu lạ khác, những điềm lạ thường khác, thì chúng ta không nhận ra rằng Dấu lạ đích thực là chính Ngài, Thiên Chúa làm người, Ngài là phép lạ lớn nhất của vũ trụ: tất cả tình yêu của Thiên Chúa đóng kín trong con tim của con người, trong bộ mặt con người.
Đấng đã hiểu biết đúng thực tại này là Đức Trinh Nữ Maria, người được chúc phúc bởi vì đã tin (xem Lc 1, 45). Đức Maria không bị vấp phạm về Con của Mẹ: sự ngỡ ngàng đích thực của Mẹ về Chúa Giêsu tràn đầy đức tin, tràn đầy tình yêu và niềm vui mừng hân hoan, trong khi nhìn thấy Chúa là con người rõ ràng và lại cũng thực sự là Thiên Chúa. Chúng ta hãy học với Mẹ, Mẹ của chúng ta trong đức tin, để biết nhận ra trong nhân tính của Đức Kitô mặc khải hoàn toàn của Thiên Chúa.
(Dịch theo nguyên bản tiếng Ý, do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến, ngày 8-7-2012. Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 9-7-2012).
[1] Từ trưa ngày 3-7-2012, sau Buổi Triều Yết chung hằng tuần, ĐTC đã ra dinh Castelgandolfo để qua thời gian 2 tháng hè. Một số các sinh hoạt khác tạm ngưng trong tháng 7.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô