Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024
Từ ngày 23 đến 27/9 vừa qua, tại thủ đô Nhật Bản đã diễn ra Đại hội của Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu (SIGNIS), với sự tham dự của khoảng 70 đại biểu đến từ 12 quốc gia. Từ chủ đề “Truyền thông con người trong thế giới số vì một nền văn hóa hòa bình”, cuộc gặp gỡ đã quy tụ những nhà truyền thông và chuyên gia Công giáo thảo luận về tương giao giữa công nghệ, đức tin và xây dựng hòa bình.
SIGNIS, Hiệp hội Truyền thông Công giáo Thế giới, được Tòa Thánh công nhận là một hiệp hội giáo dân với sứ vụ “giúp thay đổi các nền văn hóa theo ánh sáng Tin Mừng bằng cách thúc đẩy phẩm giá con người, công lý và hòa giải”.
Tổ chức này có tư cách tham vấn với UNESCO, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc tại Genève và New York, và Hội đồng châu Âu.
Đại hội được linh hoạt bởi cha Stanley Kozhichira, Chủ tịch SIGNIS châu Á và Itaru Tsuchiya, Chủ tịch SIGNIS Nhật Bản. Các diễn giả đã có những bài tham luận trực tiếp hoặc qua video.
Đức cha Paul Toshihiro Sakai của Giáo phận Osaka Nhật Bản diễn giả chính của Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thật trong thế giới kỹ thuật số. Ngài thúc giục các đại biểu “Truyền thông sự thật”. Với tư cách là cố vấn cho SIGNIS, và đứng đầu ban truyền thông của Hội đồng Giám mục Nhật Bản, Đức cha nhấn mạnh vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy các giá trị nhân văn và tình liên đới thông qua các công cụ truyền thông kỹ thuật số.
Trong một buổi thảo luận về trí tuệ nhân tạo, Đức cha Linus Seong-hyo Lee của Hàn Quốc đã nhấn mạnh vai trò của các nhà báo trong việc định hình truyền thông. Nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông lấy con người làm trung tâm trong thế giới do trí tuệ nhân tạo thúc đẩy, Đức cha lưu ý “Trung tâm của thông tin là con người, chứ không phải sự khích động và sợ hãi mà họ mang đến cho các nhà lãnh đạo của họ”.
Điểm nhấn chính của Đại hội là trình chiếu hai bộ phim. Phim đầu tiên, Water, Not Weapons - The Greening of Afghanistan , kể về câu chuyện của tiến sĩ Tetsu Nakamura, một bác sĩ người Nhật đã cống hiến cả cuộc đời để biến đổi các vùng sa mạc của Afghanistan qua việc bảo tồn nước.
Bộ phim thứ hai, The Face of the Faceless , kể lại câu chuyện đầy cảm hứng về Sơ Rani Maria, một vị tử đạo người Ấn Độ. Lòng thương xót, tha thứ, tình yêu thương và sự hy sinh của nữ tu vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho con người thời nay.
Hội nghị kết thúc bằng một tuyên bố, trong đó kêu gọi sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số một cách có trách nhiệm để thúc đẩy đối thoại, hiệp nhất và hòa bình.
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất
- Hy vọng trong thời đại kỹ thuật số: Những đề xuất mục vụ cho giới trẻ
-
Tông thư Miranda Prorsus - Điều kỳ diệu được mặc khải của Đức Thánh Cha Piô XII -
Vatican ra mắt bảng giới thiệu trực tuyến về Hồng y đoàn -
Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ -
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Thoáng nhìn Trí tuệ nhân tạo theo quan điểm Kitô giáo: Cơ hội và thách đố
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo