HĐGM Ý công bố tài liệu về việc dạy giáo lý sau đại dịch
Để đáp ứng những thay đổi do đại dịch, Văn phòng Giáo lý Quốc gia của Hội đồng Giám mục Ý cho công bố tài liệu hướng dẫn dạy giáo lý sau đại dịch với tựa đề “Chúng ta hãy bắt đầu lại-những hướng dẫn cho việc dạy giáo lý sau đại dịch”.
Tài liệu gồm những gợi ý cách thực hiện và những điểm suy tư cho một cuộc hoán cải, nhằm thúc đẩy mọi người tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong các hoạt động dạy giáo lý. Cụ thể, tài liệu gồm hai phần: Phần thứ nhất “tóm tắt các hội thảo về việc dạy giáo lý”, được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 7, cho thấy thực tế dấn thân của Giáo hội Ý trong lĩnh vực này; nó như một bức ảnh, được các Giám mục quan sát chụp "từ bên dưới" từ những người làm việc trong lĩnh vực này. Phần thứ hai có tựa đề “Để tự nói một lần nữa chúng ta là Kitô hữu”; gồm những ý tưởng cho sự phân định mục vụ dưới ánh sáng của chương 11 Sách Công vụ Tông đồ, và về cơ bản là một suy tư, cung cấp những chỉ dẫn để giải mã hiện tại và xác định những cách thức rao giảng Tin Mừng mới trong thời gian tới.
Tại liệu nhận định đại dịch đã làm đảo lộn các thói quen mục vụ: Một số người cố gắng chăm sóc đời sống thiêng liêng tốt hơn, nhưng một số khác lại giảm việc tham dự Thánh lễ sau khi các hạn chế được nới lỏng. Nhưng các hoạt động bác ái trong thời gian phải cách ly xã hội không giảm, điều này cho thấy khuôn mặt của một Giáo hội mẹ quan tâm cụ thể đến những người đang cần sự giúp đỡ nhất.
Tài liệu đặt ra bốn điểm cần thực hiện: lắng nghe, kể chuyện, cộng đoàn và sáng tạo. Chính trên những bản lề này nền tảng các hoạt động giáo lý trong tương lai được phát triển.
Văn phòng Giáo lý Quốc gia chỉ rõ các khía cạnh của sự chuyển đổi mục vụ như “bình tĩnh khôn ngoan”, nghĩa là bắt đầu lại hành trình một cách thoải mái; tuân theo “nhịp điệu và nguồn lực thực tế” của các gia đình; quan tâm đến các tương quan; loan báo Tin Mừng và mong muốn được thể hiện từ kinh nghiệm cá nhân.
Tài liệu cũng giới thiệu các bước mục vụ, đồng thời chỉ ra đây là thời điểm thuận lợi để thay đổi, “để trở lại tin cậy nơi Chúa Phục Sinh, Đấng hoạt động trong lịch sử và để đọc “các dấu chỉ của thời đại” như cộng đoàn Kitô đầu tiên đã thực hiện. Trong cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi, các vị mục tử có “tầm nhìn rộng lớn” và can đảm đi theo những con đường mới của việc rao giảng Tin Mừng.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất
- Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn
-
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Huấn dụ Lễ Thánh Stêphanô tử đạo (26/12/2024) - Tử đạo và tha thứ -
Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha -
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô