Gợi ý suy niệm Phúc Âm Lễ Mình Máu Thánh Chúa - Năm C (Song ngữ - Có file đính kèm)

Gợi ý suy niệm Phúc Âm Lễ Mình Máu Thánh Chúa - Năm C (Song ngữ - Có file đính kèm)

Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa
Bài Đọc I: Sáng Thế 14,18-20
II: 1 Côrintô 11,23-26

Corpus Christi Sunday
Reading I: Genesis 14:18-20
II: 1Cor 11:23-26

Gospel
Luke 9:11b-17

11b When the crowds learned it, they followed him; and he welcomed them and spoke to them of the kingdom of God, and cured those who had need of healing.

12 Now the day began to wear away; and the twelve came and said to him, "Send the crowd away, to go into the villages and country round about, to lodge and get provisions; for we are here in a lonely place."

13 But he said to them, "You give them something to eat." They said, "We have no more than five loaves and two fish--unless we are to go and buy food for all these people."

14 For there were about five thousand men. And he said to his disciples, "Make them sit down in companies, about fifty each."

15 And they did so, and made them all sit down.

16 And taking the five loaves and the two fish he looked up to heaven, and blessed and broke them, and gave them to the disciples to set before the crowd.

17 And all ate and were satisfied. And they took up what was left over, twelve baskets of broken pieces.

Phúc Âm
Luca 9,11b-17

11b Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa.

12 Vậy khi đã xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: "Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, vì chúng ta đang ở nơi hoang địa".

13 Nhưng Người nói với các ông: "Các con hãy cho họ ăn đi". Các ông trả lời: "Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông này".

14 Số đàn ông độ năm ngàn. Người nói với các môn đệ rằng: "Hãy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người".

15 Các ông đã làm như thế, và bảo tất cả ngồi xuống.

16 Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nhìn lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng.

17 Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn còn dư lại.

Interesting Details

  • The feeding of five thousand is the only miracle recorded by all four gospels (Jn 6:1-15; Mt 14:13-21; Mk 6:32-44; Lk 9:11-17). This signifies the importance of this miracle, which foreshadows the Eucharist. The story begins with the return of the Twelve after their mission (9:10-11). Jesus wants to spend some private time with his disciples. But this is interrupted by the crowd. How does Jesus respond to this interruption?
  • (v.11) He welcomes them, speaks to them about God's kingdom, and heals them. This is a concrete sign of his love.
  • (v.13) "Why do you not give them something to eat yourselves? "The disciples are asked to participate in the caring and "feeding" of his people. It is fish and bread here. It may also be companionship, love, respect, forgiveness, etc. Yet the disciples cannot take care of the crowd alone. Jesus' presence is vital.
  • (v.16) The wording here--took, blessed, broke, gave--draws our attention to the Last Supper and the Eucharist. The early Church celebrated the Eucharist by fusing the Passover liturgical prayers with a communal meal, the "agape" or love feast. However, in Corinth, it had gotten out of hand and the rich brought their own food and did not share it with those who had less. The meal, which should result in a closeness of Christians, became a means of division (1Cor 11:17-34).
  • This feast is a duplication of the feast of the Eucharist celebrated on Holy Thursday, but without the sorrowful associations. In 1247 it was celebrated for the first time in Liege, Belgium, but was only extended to the whole Church in 1264 by Pope Urban IV. It took until 1317 to become genuinely popular. The Office and Mass for the feast are believed to have been composed by St. Thomas Aquinas, but his authorship has never been fully proved. The Corpus Christi procession seems to have appeared inCologne in 1279, but only became popular in the whole of Europe a hundred years later.

Chi Tiết Hay

  • Phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều là phép lạ duy nhất được thuật lại trong cả bốn Phúc Âm (Gn 6,1-15; Mt 14,13-21; Mc 6,32-44; Lc 9,11-17). Phép lạ này sẽ dẫn đến phép Thánh Thể sau này. Câu chuyện bắt đầu khi các tông đồ vừa đi rao giảng về, Chúa Giêsu muốn dành chút giờ riêng với họ. Nhưng đám đông đã làm gián đoạn những giây phút này. Chúa Giêsu đã phản ứng như thế nào?
  • (c.11) Chúa đã đón tiếp họ, giảng dạy cho họ về Nước Trời, và chữa lành kẻ đau ốm. Tình yêu của Chúa Giêsu được thể hiện thật rõ ràng.
  • (c.13) "Các con hãy cho họ ăn đi". Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ chung phần chăm sóc và nuôi ăn dân chúng. Ở đây , các môn đệ phân phát bánh và cá. Ở những lúc khác, dân chúng có thể cần những thức ăn nuôi tâm hồn như tình huynh đệ, tình thương, sự kính trọng, sự tha thứ, v.v... Tuy thế, các môn đệ không có khả năng lo cho dân chúng. Họ phải cần đến Chúa Giêsu.
  • (c.16) Những cử chỉ Chúa Giêsu làm trong phép lạ này--cầm bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao đi-- cũng là những cử chỉ Chúa Giêsu sẽ làm trong bữa Tiệc Ly, và trong bí tích Thánh Thể. Vào thời kỳ Giáo Hội sơ khai, bí tích Thánh Thể được cử hành gồm các kinh nguyện của lễ Vượt Qua kết hợp với một bữa ăn cộng đoàn. Tuy nhiên, như thư thánh Phaolô gửi dân thành Corintô (1Cr 11,17-34) đã đề cập tới, có khi lại có chia rẽ thay vì hiệp nhất trong bữa ăn, vì người giàu không chia sẻ phần ăn của mình với những khách nghèo trong bàn.
  • Lễ hôm nay trùng với lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa mừng vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, nhưng không có các phần tưởng niệm về sự khổ nạn. Lễ này được mừng lần đầu tiên năm 1247 tại Liege, Bỉ. Năm 1264 Đức Thánh Cha Urban IV đã áp dụng cho toàn thể Giáo Hội. Nhưng phải đợi đến năm 1317 mới trở thành chính thức. Các kinh nguyện phụng vụ và Thánh Lễ được kể lại là do Thánh Tôma Aquinô viết soạn, tuy không được chính thức công nhận. Nghi thức rước kiệu xuất hiện lần đầu tại Cologne năm 1279, nhưng phải cả trăm năm sau mới trở nên phổ thông tại toàn thể Âu Châu.

One Main Point

Becoming one in Christ. Our participation in the Eucharistic Banquet signifies not only our oneness with Jesus Christ, but also our oneness with the guests at that banquet, our fellow parishioners, brothers and sisters, spiritual families.

Một Điểm Chính

Trở nên một trong Chúa Kitô. Dự phần vào bí tích Thánh Thể là trở nên một với Chúa Kitô, và cũng là trở nên một với những người đồng bàn với ta, có thể là các tín hữu trong một nhà thờ, anh em trong nhà, hay là các bạn đồng hành trong Chúa.

Reflections

  1. Do I thirst for anything? What is it? What will satisfy my thirst?
  2. What divides me from Christ, from others?

Suy Niệm

  1. Tôi có đang khao khát điều gì chăng? Điều gì sẽ có thể làm cho tôi hết khát?
  2. Điều gì ngăn cách tôi với Chúa Giêsu? Điều gì ngăn cách tôi với anh chị em?

Top