Giáo hội tại Hồng Kông ứng phó với dịch bệnh virus Corona
WGPSG / Vatican News -- Giáo hội Công giáo tại Hồng Kông thực hiện một loạt các biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Giáo phận Hồng Kông đã ban hành một lệnh miễn trừ bổn phận tham dự Thánh lễ để giúp các tín hữu tránh các cuộc tụ họp chốn công cộng và để ngăn chặn việc lây nhiễm virus Corona.
Giáo phận này tuyên bố tạm ngưng các Thánh lễ vào Chúa nhật và các ngày trong tuần từ 15 đến 28 tháng 2, và hủy bỏ việc cử hành phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay.
Đức Hồng Y Gioan Tong, Giám quản Tông tòa Hồng Kông, đã mô tả các biện pháp này là đáng thất vọng, nhưng cho biết quyết định đã được đưa ra “bởi vì hai tuần tới sẽ là thời điểm sống còn để ngăn chặn dịch bệnh.”
Vậy, trong khi miễn trừ cho các tín hữu khỏi bổn phận tham dự thánh lễ Chúa nhật, giáo phận Hồng Kông đang dự định truyền hình trực tiếp Thánh lễ để cho mọi người có thể dự lễ và rước lễ thiêng liêng.
Hồng Kông đã báo cáo 50 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Corona và 1 trong số đó đã tử vong. Hàng trăm người hiện đang bị cách ly hoặc đang được theo dõi.
Vị thừa sai người Pháp - cha Nicolas de Francqueville - hiện đang coi sóc một giáo xứ ở Hồng Kông, nói với Đài phát thanh Vatican rằng đây là quãng thời gian khó khăn, nhưng cha hy vọng cuộc khủng hoảng này sẽ giúp mọi người sống chậm lại và tái khám phá ra những giá trị nhất định.
Cha Nicolas cho biết giáo xứ của ngài đang sắp xếp sau khi nhận được thông tin rằng "vì dịch cúm Corona, chúng ta cần thận trọng đến mức phải tạm hoãn tất cả các Thánh lễ, trong hai tuần, cho đến ngày 28 tháng 2".
"Đó là một biện pháp mạnh mẽ", ngài nói, "và mọi người khá ngạc nhiên", nhưng cũng nhờ vào phương tiện truyền thông xã hội, mọi người đã biết về biện pháp này và cần phải phản ứng nhanh chóng để tuân theo các hướng dẫn của Giáo phận.
"Chúng tôi sẽ hủy bỏ tất cả các Thánh lễ, nhưng vào Chúa nhật, chúng tôi sẽ đặt Mình Thánh từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều", cha nói thế và lưu ý rằng các nhà thờ mở cửa để bất cứ ai muốn có thể vào nhà thờ và tự cầu nguyện.
Vì vậy, trong khi mọi người được chào đón vào trong nhà thờ, thì sẽ không có gì được tổ chức, kể cả các cuộc họp, các lớp giáo lý và tất cả các hoạt động thường ngày khác, "bởi vì trọng tâm chính là tránh để mọi người tụ tập trong các nhóm lớn vì nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh."
Nỗi sợ hãi và cơ hội
Cha Nicolas cho biết nhiều người lo lắng, thậm chí tuyệt vọng, “nhưng đồng thời chúng ta biết rằng đó là một sự thử thách.”
Ông giải thích rằng trong tiếng Trung Quốc, từ “khủng hoảng” được thể hiện bằng hai ký tự: ký tự thứ nhất biểu thị điều gì đó nguy hiểm, còn ký tự thứ hai có nghĩa là cơ hội.
Ngài nói: “Vì vậy, tôi hy vọng rằng trong thời điểm nguy hiểm của dịch bệnh này, nó cũng có thể là cơ hội cho các Kitô hữu, và cho mọi người, thể hiện sự liên đới nhiều hơn, làm chậm lại cuộc sống của họ vốn thường quá bận rộn, để mọi người có thể ở với gia đình của họ nhiều hơn, có nhiều thời gian hơn để cầu nguyện, để suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống của mình, và có lẽ cũng dành nhiều thời gian hơn để làm những việc khác.”
Vị linh mục người Pháp kết luận: “Hy vọng rằng, trong cuộc khủng hoảng này, chúng ta không chỉ nghĩ về sự nguy hiểm và nỗi sợ hãi, nhưng còn là sự tín thác vào Thiên Chúa: Xin cho khủng hoảng này trở thành cơ hội để cậy tin vào Chúa và để tiếp tục yêu thương, như Chúa Kitô đã dạy chúng ta.”
Linda Bordoni & Marie Duhamel (VaticanNews) / Minh Lộc chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô