Đức Hồng Y Tagle: “Ngôn ngữ loan báo Tin Mừng là bác ái”
Để loan báo Tin Mừng hôm nay, ngôn ngữ được nhân loại hiểu rõ nhất là bác ái, không phải là những lời giải thích thần học uyên bác. Vì lý do này, các tu sĩ Vinh Sơn có một vai trò đặc biệt, liên kết với đặc sủng: Thánh Vinh Sơn Phaolô và Thánh Louise de Marillac là một dấu hiệu mạnh mẽ của ngôn ngữ này.
Đây là những gì Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc nói với các tu sĩ Vinh Sơn, trong một chuyến thăm gần đây đến Tu hội Truyền giáo.
Nói chuyện với các thành viên của Tu hội, Đức Hồng y Tagle đã nhấn mạnh ba nhiệm vụ cụ thể của tu sĩ ngày nay vẫn còn quan trong: trở thành những người truyền cảm hứng bác ái cho người khác; dấn thân hoạt động bác ái “hình thành cộng đoàn”; tiếp tục thúc đẩy hoạt động bác ái trong việc huấn luyện giáo sĩ.
Đề cập đến “công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng”, Đức Hồng y Tagle nói: “Loan báo Tin Mừng là một điều luôn luôn mới: chúng ta phải luôn tái khám phá tính mới mẻ của hoạt động đã có từ lâu trong Giáo hội. Thách đố cho chúng ta ngày nay đó là phân định để có thể trình bày chính Tin Mừng trong một thế giới đang thay đổi”.
Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc nhấn mạnh rằng, có một khía cạnh nảy sinh từ cuộc tranh luận, đó là quá nhấn mạnh về mặt tri thức trong việc đào tạo thần học trong suốt lịch sử Giáo hội. Thực ra, tri thức chỉ là một khía cạnh của một quá trình đào tạo toàn diện hơn.
Hoạt động tông đồ phải được quan tâm, là một chiều kích thiết yếu. Hoạt động tông đồ phải được tái khám phá khẩn cấp, nếu chúng ta muốn việc đào tạo thần học không rơi vào ý thức hệ như vẫn thường xảy ra.
Vấn đề cuối cùng được đưa ra trong buổi gặp gỡ có liên quan đến việc chăm sóc ngôi nhà chung, cụ thể là Thông điệp Laudato Sì. Đức Hồng y nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha, theo đó, Thông điệp không phải là một tài liệu sinh thái, mà là một tài liệu về Học thuyết xã hội của Giáo hội. Tuy nhiên, tài liệu này vẫn chưa được một số giám mục và linh mục quan tâm đúng mức. Trong khi Thông điệp có những đồng điệu với các chiến dịch của các phong trào sinh thái, thì cũng có một sự khác biệt đáng kể: đối với Kitô hữu, trong lúc nói về “bảo vệ công trình Sáng tạo” và công trình của Thiên Chúa, đơn giản chỉ là vấn đề thiên nhiên hoặc môi trường. (Fides 26/6/2020)
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm ba chuyên gia Hoa Kỳ, trong đó có hai phụ nữ, làm thành viên Bộ của Giáo triều
-
Tổng thống Biden trao tặng Đức Thánh Cha Huân chương Tự do -
Đức Thánh Cha bất ngờ thăm Tổ chức Roma -
Huấn dụ Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa năm C (12/01/2025) - Dung mạo và tiếng nói -
Sơ Margaret Mumbua chăm sóc mục vụ cho các ngư dân và gia đình của họ -
Hành hương thời Tân ước - Phần 2: Tại sao hành hương cần thánh lễ? -
Trực tiếp Thánh Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 15g30 ngày 12/01/2025 -
Diễn văn của Đức Phanxicô dành cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh năm 2025: Những đặc điểm của một nền ngoại giao hy vọng -
Khai mạc Lễ Kỷ niệm 800 năm Bài Ca Thụ Tạo của Thánh Phanxicô -
Chân dung nữ Tân Bộ trưởng đầu tiên tại Vatican
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô