Đức Giáo Hoàng nói: Thế giới cần những nhà kiến tạo hòa bình được niềm tin tiếp sức

WGPSG / CNS – Vatican -- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói: Thế giới này cần hòa bình, và cần những chiến sĩ hòa bình được niềm tin tiếp sức để dấn thân cho sứ mạng hòa giải giữa các dân tộc.
Trong buổi nói chuyện hằng tuần tại Vatican ngày 23 tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp nối loạt bài nói về các vị tiến sĩ Hội thánh khi tập trung vào Thánh Lôrensô thành Brindisi, một tu sĩ dòng Phanxicô cũng là nhà giảng thuyết nổi tiếng người Ý.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô nói, “Vị linh mục này, với cương vị là cha tuyên úy vào những năm đầu thế kỷ 17, đã anh dũng dấn thân cho nỗ lực kiến tạo hòa bình và hòa giải giữa các quốc gia và các dân tộc trên toàn Châu Âu."
Đức Giáo Hoàng nói: "Chính ảnh hưởng đạo đức mà thánh nhân có được đã khiến người trở thành vị cố vấn được nhiều người tìm đến và lắng nghe".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã ngỏ lời với khoảng 10.000 người có mặt tại Quảng trường thánh Phêrô trong buổi nói chuyện ngoài trời đầu tiên của mùa Xuân mới: "Ngày nay, cũng giống như thời đại của thánh Lôrensô, thế giới cần hòa bình, cần những con người an bình, và biết đem an bình đến cho người khác. Phàm những ai tin vào Chúa đều phải là nguồn bình an và là những nhà kiến tạo hòa bình."
Đức Giáo Hoàng cho biết thánh Lôrensô có một tài năng thiên bẩm về ngôn ngữ. Thánh nhân có thể nói được nhiều thứ tiếng như Đức, Pháp, Ý, cũng như các ngôn ngữ cổ điển gồm Latinh, Hy Lạp, Do Thái và Syria.
Nhưng kỹ năng ngôn ngữ không phải là chìa khóa giúp thánh nhân thành công trong lĩnh vực chính trị và Phúc Âm hóa, Đức Giáo Hoàng khẳng định.
Mặc dù giữ nhiều trọng trách và phải làm việc cật lực, "Thánh Lôrensô đã nuôi dưỡng một đời sống thiêng liêng nhiệt thành một cách phi thường. Người thường dành ra nhiều thời gian để cầu nguyện, đặc biệt rất chuyên cần cử hành Thánh lễ vốn thường kéo dài hàng giờ."
Đức Giáo Hoàng nói thánh Lôrensô thuộc rất nhiều đoạn Kinh Thánh và có thể dành hàng giờ mỗi ngày để cầu nguyện với Kinh Thánh.
Người xác tín mạnh mẽ rằng “việc lắng nghe và đón nhận Lời Chúa có sức biến đổi nội tâm giúp ta nên thánh,” Đức Giáo Hoàng chia sẻ.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Cũng vậy, ngày nay, Giáo hội cần những tông đồ được chuẩn bị kỹ càng, nhiệt thành và can đảm dấn thân cho công cuộc Phúc Âm hóa ngõ hầu ánh sáng và vẻ đẹp của Tin Mừng có thể chiến thắng xu hướng đạo đức tương đối và sự thờ ơ với tôn giáo”.
Cuối buổi diễn thuyết, Đức Giáo Hoàng đã đề cập vắn gọn về nhà lãnh đạo thổ dân người Canađa, Tù trưởng David Harper của bộ tộc Keewatinowi Okimakanak ở Manitoba.
bài liên quan mới nhất

- Truyền hình trực tiếp: Thánh lễ và phép lành Urbi et Orbi
-
Chúa đã sống lại: Lễ vọng Phục Sinh tại đền thờ thánh Phêrô -
Phục Sinh và đức tin của những người đánh cá giản dị -
Ba con số ấn tượng cho thấy Mùa Chay 2025 tại Pháp thật sự khác biệt -
"Tại sao là họ mà không phải là tôi?" - ĐGH hỏi, sau chuyến thăm nhà tù vào Thứ Năm Tuần Thánh 2025 -
Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn -
Thứ Năm Tuần Thánh: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho Lễ Dầu (17/4) -
Hơn 17.000 người ở Pháp xin rửa tội, cao nhất trong 20 năm qua -
1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung -
Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023