Đức Cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận: Gương mẫu Truyền Thông
Trong mắt người đời:
“Trong khuôn khổ Hội Ðồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, ngài là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, rồi Chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông Xã Hội, Chủ tịch Ủy Ban Phát Triển Việt Nam, đảm trách hoạt động của cơ quan lo cho các người di tản từ các vùng chiến tranh về vùng an toàn. Ngài là một trong những Giám mục thành lập Ðài Phát thanh Công giáo "Chân Lý Á Châu" (Veritas Asia, Manila)…..”
Trích dẫn từ tiểu sử của Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, ta thấy ngài đã là một nhà truyền thông trên cách nhìn người đời: từng là Chủ tịch Uỷ Ban Truyền Thông Xã Hội, đồng thành lập Đài Phát thanh Công giáo “Chân Lý Á Châu”…
Với cuộc đời 13 năm trong tù với 9 năm biệt giam, và dù cuộc sống lưu vong “rày đây mai đó” của ngài dưới con mắt của người đời, ngài cũng được kính phục là nhà truyền thông mẫu mực.
Với con mắt của người Kitô Hữu:
Trong những năm làm Giám mục tại Nha Trang, Đức Cố Hồng y đã viết sáu thư luân lưu:
1) Tỉnh thức và cầu nguyện (1968)
2) Vững mạnh trong Ðức tin, Tiến lên trong An bình (1969)
3) Công lý và Hòa bình (1970)
4) Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971)
5) Kỷ niệm 300 năm (1971)
6) Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973).
Trong năm 1976 Ngài đã viết cuốn sách: “Đường Hy Vọng”. Được viết từ những tờ lịch trong nhà tù tối tăm, cuốn sách như một gia sản đức tin, một di chúc tinh thần dành cho mọi người Công giáo Việt Nam.
Năm 1980 tại nơi quản thúc: Giang Xá, Bắc Việt, ngài viết cuốn “Năm chiếc bánh và hai con cá”.
Ngoài ra, còn có các phim tài liệu: Đời tù đầy, thập đại thành công… được xây dựng như những lời tâm sự về chính cuộc đời của Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Với gia sản khổng lồ về tài liệu Công giáo như thế, Đức Cố Hồng Y như một nhà truyền thông có chiều sâu thật đáng nể.
Bên cạnh đó, ta nhìn thấy rất rõ qua cuộc đời của ngài, luôn nhìn thấy một thao thức cất lên tiếng nói tha thứ và hoà giải. Điều mà truyền thông ngày nay mất đi gốc gác này. Nhiều năm lưu vong, ngài đã hoạt động truyền thông, truyền giáo không biết mệt mỏi là gương mẫu cho anh chị em làm truyền thông phải luôn biết phấn đấu, nỗ lực và đặc biệt là cầu nguyện. Truyền Thông của ngài luôn xuất phát từ tâm, từ chính cuộc sống tù đày và lưu vong của ngài.
Nguyện xin Đức Cố Hồng y soi dẫn cho anh chị em truyền thông được nhìn lên ngài như một mẫu gương và sống theo mẫu gương đó để Thiên Chúa đến được với nhân loại và nhất là những anh chị em chưa nhận biết Thiên Chúa.
bài liên quan mới nhất
- Hy vọng trong thời đại kỹ thuật số: Những đề xuất mục vụ cho giới trẻ
-
Tông thư Miranda Prorsus - Điều kỳ diệu được mặc khải của Đức Thánh Cha Piô XII -
Vatican ra mắt bảng giới thiệu trực tuyến về Hồng y đoàn -
Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ -
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo