Đức Bênêđictô XVI, vị giáo hoàng không sợ những bầy sói
Tổng biên tập L'Osservatore nhận định về bốn năm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thực thi sứ vụ Phêrô
WHĐ (22.04.2009) - Nhân dịp kỉ niệm bốn năm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đảm nhận sứ vụ tông đồ Phêrô, giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng biên tập báo L'Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận của Tòa Thánh, đã viết bài nhận định về chặng đường Đức đương kim giáo hoàng vừa trải qua.
Sau đây xin trích đăng phần chủ yếu của bài viết này với những tiểu tựa do người dịch đặt.
Đức Bênêđictô XVI, vị giáo hoàng không sợ những bầy sói
Chúng ta đang ở vào thời điểm khởi đầu năm thứ năm đảm trách sứ vụ tông đồ Phêrô của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, vị giáo hoàng được bàu chọn một cách nhanh chóng, hầu như chưa từng có trong lịch sử, bởi một hồng y đoàn mà đại đa số chưa từng một lần tham dự Cơ mật viện. Nhưng đáng nói là, vị tân giáo hoàng không đánh dấu việc đắc cử bằng một cử hành mang cung cách đắc thắng, trái lại, trong bài giảng khai mạc sứ vụ Phêrô, ngài đã nói một câu ấn tượng: “Xin cầu nguyện cho tôi đừng vì sợ hãi mà bỏ chạy trước bầy sói”.
Đó là cả một hình ảnh mạnh mẽ mà ý nghĩa biểu tượng được diễn đạt rõ ràng trong những tháng đầy sóng gió mới đây.
Là người am hiểu truyền thống, Đức Thánh Cha nhận thức sâu sắc những sự kiện xảy đến cho Giáo Hội trong thế giới này. Những sự kiện ấy chẳng khác gì cảnh trăng tròn trăng khuyết trên trời mỗi tháng, mà việc trăng tỏ trăng mờ đều tùy thuộc vào ánh sáng của vầng thái dương, tức là Đức Kitô.
Như vậy lẽ nhiệm mầu của vầng trăng, vốn được các tác giả cổ đại Kitô giáo miêu tả, chính là hình ảnh về mầu nhiệm Hội Thánh. Mầu nhiệm này hằng được tiếp diễn, mà thường là với bóng tối do tội lỗi của đa phần con cái Giáo Hội gây ra, nhưng rồi lại được Chúa cho ngời sáng, như mặt trời soi chiếu vầng trăng.
Đức Bênêđictô XVI, người thắp ánh sáng Phục sinh
Vị giám mục Rôma, trong đêm Vọng Phục sinh, một lần nữa thắp lên ánh sáng giữa bóng tối mở đầu đêm canh thức, qua đó diễn tả nhiệm vụ chủ yếu của ngài là mang ánh sáng Chúa Kitô thắp lên giữa thế giới đầy bóng tối. Đức Thánh Cha biết rõ tại nhiều quốc gia, kể cả tại những quốc gia có truyền thống Kitô giáo lâu đời, ánh sáng này đang có nguy cơ bị tàn lụi, như Đức Thánh Cha đã viết trong sứ điệp gửi các giám mục mới đây. Kinh ngạc và đau khổ trước những sự việc đang diễn biến phức tạp, Đức Thánh Cha nhận thấy cần phải xác quyết những việc phải được ưu tiên khi thi hành sứ vụ của Phêrô.
Trước hết, là việc làm chứng và loan báo Thiên Chúa không ở xa mỗi người, Thiên Chúa làm bạn với con người như Phụng vụ của các Giáo hội công giáo đông phương hằng diễn tả. Chính vì thế Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mong mỏi đừng loại trừ chiều kích siêu việt của viễn tượng lịch sử. Đồng thời, với cùng một xác tín như các vị giáo hoàng tiền nhiệm, ngài yêu cầu đừng khép mình trước khả năng nhận biết Thiên Chúa bằng lý trí. Đó không phải là Đấng Thiên Chúa tầm thường nào đó, hoặc tệ hơn, là ngẫu tượng trong một xã hội duy vật mà thói thờ ngẫu tượng chẳng khác gì thời cổ đại, nhưng là Thiên Chúa đã được mặc khải cho Môisê, nghĩa là Ngôi Lời đã thành nhục thể nơi Đức Giêsu.
Đức Bênêđictô XVI, con người của nỗ lực đại kết và đối thoại tôn giáo
Để nói về Thiên Chúa, Đức Thánh Cha đã tôn vinh Chúa trong cử hành phụng vụ và giảng giải về Chúa như một số giám mục Rôma đã thực hiện. Đức Thánh Cha hướng đến sự bình an của Hội Thánh mà ngài muốn tái lập, như ngài đã từng làm, với việc dâng của lễ xót thương và hòa giải, trở thành sự tiếp nối hoàn hảo Vatican II, dành cho các giám mục do Đức cha Lefebvre tấn phong. Đó là lí do Đức Thánh Cha muốn tiến về phía trước trên con đường đại kết. Đó là lí do ngài củng cố ý muốn xây dựng quan hệ hữu hảo và tìm kiếm tinh thần đạo đức chung với dân tộc Do Thái. Đó là lí do ngài thúc đẩy cuộc đối thoại với các tôn giáo lớn, bằng cách lưu tâm đặc biệt đến những căn nguyên văn hóa. Ngài sử dụng cách thức đối thoại hướng đến những kết quả thực sự cho những vấn đề cụ thể. Ngài tôn trọng tự do tôn giáo là phẩm giá con người như đang bày tỏ với những người Hồi giáo. Chúng ta ấn tượng về cách thức đối thoại được thể hiện rõ ràng hoặc âm thầm của ngài.
Chúng ta bị tác động về phản ứng tiêu cực và thù địch, đặc biệt tại một số nước Châu Âu, đối với Đức Thánh Cha và người công giáo. Những phản ứng này đã diễn ra khi Đức Thánh Cha viếng thăm Châu Phi cũng như qua sự im lặng của giới truyền thông đối với những bài giảng lễ Phục sinh của ngài.
Nhưng Đức Thánh Cha không sợ bầy sói, bởi ngài được nâng đỡ nhờ lời cầu nguyện của Hội Thánh.
Hội Thánh, vầng trăng luôn tiếp nhận ánh sáng từ vầng thái dương là Đức Giêsu Kitô.
Giovanni Maria Vian, Tổng biên tập báo L'Osservatore Romano
(Lê Mỹ Lộc dịch)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô