Đức Bênêđictô XVI và công luận

Đức Bênêđictô XVI và công luận

WGPSG/ZENIT -- Rôma, ngày 03 tháng 5 năm 2010 – Một giáo sư truyền thông xã hội nói: Khi công chúng có dịp nhìn và nghe Đức Giáo Hoàng Bênêdictô nói chuyện mà không có “bộ lọc”, thì thường là người ta có một ấn tượng tốt đẹp về Đức Giáo Hoàng.

Norberto González Gaitano, một giáo sư tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma khẳng định điều này trong một cuộc phỏng vấn với ZENITsau hội nghị chuyên đề 3 ngày về “Giáo Hội và Truyền Thông: Căn tính và đối thoại.” Cuộc hội thảo kết thúc hôm Thứ Tư và diễn ra trong đại học đó.

Các tham dự viên đến từ Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ và Phi Châu thảo luận những kinh nghiệm và những chiến thuật truyền thông của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ 3.

González Gaitano nói với các tham dự viên về “Ảnh hưởng các chuyến công du của Đức Giáo Hoàng đối với công luận,” đặc biệt tập trung vào chuyến đi năm 2008 đến Hoa Kỳ của Đức Giáo Hoàng.

Tường trình về cuộc nghiên cứu mà ông điều hành có liên quan đến chuyến đi này, giáo sư nhận định rằng: nhờ các phương tiện truyền thông mà chuyến viếng thăm của Đức Bênêdictô XVI đã được 84% người Mỹ theo dõi. Hơn 60% người Mỹ có ý kiến thuận với Đức Giáo Hoàng, đối lập với 17% không thuận. Hơn nữa, 61% trong tổng số nói rằng chuyến viếng thăm này đã vượt quá những mong đợi của họ.

ZENIT đã nói chuyện với González Gaitano, cũng là vị cố vấn cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông xã hội và là Giám Đốc của trang Web www.familyandmedia.eu, về công trình nghiên cứu của ông và về những suy nghĩ của ông về công luận hiện nay đối với Giáo Hội.

ZENIT: Tại sao ông lại đi nghiên cứu ảnh hưởng chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đến Hoa Kỳ đối với công luận?

González Gaitano: Tôi sống ở Hoa Kỳ được vài tháng; tôi có cảm tưởng rằng một cái gì đó đã thay đổi trong nhận thức của dân chúng và trong phương tiện truyền thông có liên quan đến cuộc khủng hoảng về việc lạm dụng trẻ vị thành niên của các Linh Mục.

Đề tài này đã có trong chương trình nghị sự của phương tiện truyền thông Hoa Kỳ từ năm 2002. Tôi có tham dự một cuộc hội nghị tại Hoa Kỳ gồm nhiều giáo sư truyền thông từ nhiều phân khoa khác nhau và có một cuộc thảo luận bàn tròn về tôn giáo và phương tiện truyền thông.

Nói đến trực giác của tôi tại cuộc họp, các ký giả nói với tôi rằng họ có cùng quan điểm: Đó là đề tài này không còn là tin tức nữa vì trong chuyến đi của Ngài, Đức Giáo Hoàng đã nói đến vấn đề này rõ ràng đến độ nó không còn là đề tài tin tức chính yếu đáng quan tâm. Tôi muốn tìm hiểu xem đó có phải chỉ là trực giác hay không.

ZENIT: Ông có thể mô tả cuộc nghiên cứu này?

González Gaitano : Đây là một cách tiếp cận trải nghiệm. Những thay đổi thật sự, kể cả những thay đổi xã hội, đều diễn ra trong ý thức của con người; đó là lý do không có cách tiếp cận trải nghiệm nào có thể đánh giá được những ảnh hưởng của chuyến đi của Đức Giáo Hoàng trên ý thức của dân chúng.

Điều mà, cuộc nghiên cứu này, hay bất cứ cuộc phân tích trải nghiệm nào cũng có thể đánh giá được, đó là những thay đổi trong nhận thức của các ký giả và của dân chúng – có nghĩa là, cái mà chúng ta thường gọi là hình ảnh chung - ; đây là điều sẽ có những hiệu quả bên ngoài sau này, bất chấp những thay đổi trong ý thức, kể cả ý thức cá nhân; tuy nhiên nói chung chúng chưa được thể hiện ngay mà chỉ xẩy ra về lâu về dài sau này.

ZENIT: Ông thấy những đặc điểm nào trong chuyến đi này của Đức Giáo Hoàng?

González Gaitano: Đức Giáo Hoàng được Liên Hiệp Quốc mời.

Có một sự mong đợi lớn lao. Với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Thánh Vụ (Giáo Lý, Đức Tin), [Đức Hồng Y Joseph] Ratzinger có một hình ảnh tiêu cực.

Ngài đang đến một đất nước vừa bị tục hóa nghiêm trọng nơi những thành phần ưu tú của xã hội, vừa có tính tôn giáo sâu sắc trong chiều kích xã hội.

Tôn giáo hiện diện công khai, không mang tính cơ cấu: công khai, do đó không tranh cãi, ngược lại với điều xảy ra ở Châu Âu.

Chuyến đi này làm cho người ta thấy rõ một mô hình cộng sinh tôn trọng tôn giáo, không chỉ “bao dung” mà còn là một bầu khí của tự do chính trị và xã hội.

ZENIT: Ông nghĩ yếu tố nào góp phần làm cho Đức Giáo Hoàng có hình ảnh thuận lợi tại Hoa Kỳ?

González Gaitano: Người ta nhìn thấy Ngài, nghe Ngài nói một cách thật sự, không qua những “bộ lọc”.

Tôi có cảm tưởng rằng các kết quả của tất cả những chuyến đi cho tới bây giờ đều tương tự. Hãy nhìn Thổ Nhĩ Kỳ, Sydney hay chuyến đi vừa rồi của Ngài đến Malta.

Ảnh hưởng thì luôn tích cực hơn cả những gì được mong đợi rất nhiều, đây là điều được nhấn mạnh bởi các các nhà bình luận, là những người viết qua phương tiện truyền thông và chuyển những dư luận đặc biệt này đến những người ít được thông tin hoặc đến những người không có mặt nơi xảy ra các biến cố.

Về hình ảnh, trong mức độ cẩn trọng hết mức –(là điều không đơn giản) - tôi tin là chúng ta có thể nói rằng sự can đảm khiêm tốn, tính trung thực và chân thành của Đức Bênêdictô XVI trong khi nói đến vấn đề lạm dụng nghiêm trọng này từ đầu chuyến đi của Ngài – điều mà rồi Ngài tiếp tục (tất cả chúng tôi nhớ rõ cuộc họp báo trên máy bay và câu trả lời thẳng thắn rất chín chắn trước những câu hỏi của một ký giả) – đã mang lại nhiều ích lợi cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ hơn tất cả các hoạt động truyền thông được thực hiện bởi Giáo Hội Hoa Kỳ. Tôi biết rằng đây là một khẳng định cường điệu nhưng cho phép tôi bỏ qua vai trò của một học giả nghiên cứu và tranh cãi một chút.

ZENIT: Cuối cùng, về làn sóng tin tức tiêu cực chống Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng do những vụ tai tiếng về lạm dụng trẻ vị thành niên, cuộc nghiên cứu này cho ông biết gì về tình hình hiện tại?

González Gaitano: Như trong trường hợp đám mây do núi lửa gây nên, không may những chất độc hại sẽ còn lại trong bầu khí quyển.

Trong số những người ít hời hợt hơn sẽ nhận ra được nhược điểm của hệ thống áp đặt (một bên là chuyển tải, một bên là phương tiện truyền thông), rồi thì có lẽ điều còn lại trong ý thức và tâm trí người ta là “một lời chân thật sẽ nặng ký hơn cả thế giới,” theo như lời của Solzhenitsyn, và tôi cũng muốn nói thêm rằng: bằng chứng của một con người ngay thẳng đủ để làm bẽ mặt người không có lương tâm đúng chỗ.

Và rồi điều chắc chắn còn lại sẽ là: chúng ta sẽ nhanh chóng quên đi những điều này và những bài học mà chúng ta đã học với quá nhiều công sức.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top