Đời sống Giáo Hội - Cộng đoàn Chiến đấu

Đời sống Giáo Hội - Cộng đoàn Chiến đấu

Đời sống Giáo Hội - Cộng đoàn Chiến đấu

TGPSG -- Việc Chúa Thánh Thần (CTT) hiện xuống ngày lễ ngũ tuần đã qui tụ Giáo hội (GH), những người tin vào Chúa Giêsu Kitô (CGSK) chung quanh các tông đồ. Từ một nhóm nhỏ những môn đệ Chúa Giêsu (CGSS) khép kín trong phòng họp, giờ đây các ngài đã mạnh mẽ mở tung cửa và nhận sứ mạng loan báo tin mừng Chúa Phục Sinh (CPS) cho mọi người mà ngay cả những đe dọa hay những thất bại không làm cho các ngài chùn bước. Đặc tính truyền giáo cũng như chiến đấu này là bản tính của GH là loan báo triều đại Nước Thiên Chúa (TC) cho đến khi CGSS lại đến trong vinh quang. Nhưng sự loan báo triều đại nước TC sẽ gây ra trong đời sống của GH sự chống đối của thế gian. GH lữ hành trần thế là một GH chiến đấu và rao giảng Tin Mừng (TM) qua mọi thời đại. Những cộng đoàn GH đã được xây dựng và hình thành, ở đó mọi người đã bắt đầu sống đời sống mới của TT là ân sủng của CGSPS.

1. CGSK đã chiến thắng sự chết và CTT đã hiện xuống, nhưng GH ở trần gian vẫn được gọi là GH chiến đấu. Trước hết có phải chúng ta hiểu GH chiến đấu theo nghĩa là chiến đấu chống lại những thế lực cường quyền chống lại TM mà GH rao giảng và chiến đấu trong nội tâm để chống lại tội lỗi?

 Cuộc PS chiến thắng sự chết của CGSS đã hoàn tất, nhưng cuộc chiến chống lại những sức mạnh ma quỉ và thế gian bên ngoài cũng như trong lòng chúng ta chưa kết thúc. Từ khi CTT hoạt động trong GH, thúc đẩy các thánh tông đồ dấn thân rao giảng tin mừng với những biểu lộ của Nước Chúa thì những thế lực của ma qu cũng tập trung và phản công chống lại GH. Đời sống của GH được tổ chức lần hồi và lớn mạnh phát triển với các giáo đoàn, dầu vậy GH vẫn luôn phải chọn lựa sống đời sống TC hay là GH thỏa hiệp với thế gian đang lôi kéo và cám dỗ GH. Chính CGSS đã cảnh giác các môn đệ là họ hãy chiến đấu bởi vì thế gian đang tìm cách bách hại họ: “Anh em nhớ lời thầy đã nói với anh em. Môn đệ không trọng hơn thầy. Nếu họ bắt bớ thầy, họ cũng bắt bớ anh em, nếu họ giữ lời thầy, họ cũng giữ lời anh em” (Ga 15,20).

          Việc các thánh tông đồ rao giảng CGS PS khiến cho giới thượng tế và lãnh đạo Do Thái giáo khó chịu và phản ứng lại (Cv 5,28): “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”. Ngay cả những việc chữa lành của các tông đồ, do bởi quyền năng của CGSPS đã gây phẫn nộ tức giận đối với giới kinh sư và biệt phái. Họ bắt và xét xử các tông đồ. Nhưng đây lại là dịp để các tông đồ Phêrô rao giảng và tuyên xưng đức tin vào CGSPS. Chính nhờ danh Đức GPS mà người bất toại này đã được chữa lành và dưới gầm trời này không còn có một danh nào khác nhờ đó mà chúng ta được cứu độ ngoài danh ĐGS Nazaret. (Cv 4,8tt) Lần đó giới lãnh đạo Do Thái không làm gì được các thánh tông đồ vì dân chúng tin các ngài nhất là vì việc các ngài chữa lành người bất toại rành rành trước mặt mọi người.

2. Những cuộc bắt hại ban đầu từ phía giới lãnh đạo Do Thái giáo đã không làm ngừng lại sự phát triển của GH mà ngược lại còn là điều kiện để GH phát triển và mở rộng việc loan báo tin mừng cho dân ngoại. Có phải việc phó tế Stêphanô chịu tử đạo lại làm cho số người tín hữu gia tang mạnh, và việc mở rộng việc rao giảng cho dân ngoại nằm trong dự định của TC cho mọi người được hưởng ơn cứu độ?

Dự định của TC là cho mọi người được cứu độ nhờ tin vào CGSS. Việc CTT hiện xuống trong cộng đoàn làm chứng cho hiệu quả của việc rao giảng của các tông đồ, việc phó tế Stêphanô đổ máu tử đạo cũng làm chứng cho lời rao giảng của các tông đồ. Đây là những nhân tố làm cho TM rao giảng cho muôn dân mang lại nhiều hiệu quả chắc chắn. Và chúng ta có thể chứng kiến lần hồi một thế giới cũ qua đi nhường chỗ cho sự hình thành các công đoàn GH kéo dài cho tới chúng ta ngày nay. Những con người nhút nhát sợ hãi trước kia giờ đây là những chứng nhân và họ sẽ chinh phục thế giới. Đứng trước những lời xét xử và đe dọa của Thượng hội đồng Do Thái, các tông đồ đã khiêm tốn nhã nhặn trả lời (Cv 4,19): “Các ông thử xét xem! Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra”. Trong các chứng nhân ban đầu của GH, cần nói đến chứng tá can đảm của thánh Stêphanô tử đạo. Ngài là vị tử đạo tiên khởi của GH, đã can đảm đổ máu tuyên xưng đức tin. Khi bị ném đá được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời, thấy vinh quang Thiên Chúa và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.” Những người Do Thái liền kêu lớn tiếng nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô.Họ ném đá ông Stêphanô, đang lúc ông cầu xin rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con.” Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này.” (Cv 7,56). Lời cầu nguyện của Stêphanô trước khi tắt thở là lời cầu nguyên hướng về CGSS đang ngự trên trời. Một cái chết anh hùng và cảm động của một người phó tế đầy ơn CTT, hình ảnh của người Kitô hữu sẵn sàng làm chứng niềm tin của mình.

Điều cần nhớ là không phải cuộc bách hại làm ngừng sự phát triển của Kitô giáo mà cuộc bách hại lại làm cho hoạt động làm chng và loan báo TMPS mở rộng ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của dân Do Thái (Cv 8,1-8). Hồi ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari. Thầy phó tế Philipphê đi đến Samari và rao giảng ở đây và đã làm cho nhiều người tin vào CGSS. Chính các tông đồ đã c Phêrô và Gioan đến Samari và khi hai ngài đến đây cầu nguyện cho những anh chị em tín hữu thì CTT đã ngự xuống trên các anh chị em này. Nhất là CTT đã thúc đẩy thánh Phêrô làm phép rửa cho Cornelio là một sĩ quan người ma ngoại giáo xin trở lại. Ông là một người kính sợ Chúa và sống bác ái yêu người đẹp lòng Chúa nên trong một thị kiến Ông được thiên sứ nhắc gửi người đến Giaphô để gặp Phêrô. Chính thánh Phêrô cũng được một thị kiến nhắc nhở để đi đến nhà Cornelio để làm phép rửa cho người nhà của viên sĩ quan này. Khi Phêrô giảng ở tại nhà viên sĩ quan này thì CTT cũng ngự xuống trên nhng người đang nghe lời rao giảng của Phêrô, nên sau đó ngài cũng làm phép rửa cho mọi người ở nhà Cornelio.

3. Có phải việc loan báo TM cho dân ngoại là bước ngoặt quan trọng của sứ vụ loan báo TM của GH, điều này làm chứng cho sự phát triển của Nước Chúa ở trần gian, với hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả của thánh Phaolô.

 Đó là vai trò đặc biệt của một người tông đồ xác tín đó là Phaolô thành Tarse được đào tạo theo trường của Gamaliel của các kinh sư Do Thái. Ông là người Do Thái nhưng không sống ở Palestina. Cho đến khi Stêphanô bị ném đá chết thì Phaolô còn là người về phe những người Do Thái để ném đá Stêphanô, nhưng sau đó ông là người được CGSPS hiện ra trên đường đi Đa mát để từ đó ông trở nên người tông đồ xác tín cho dân ngoại. Những hoàn cảnh bắt bớ làm cho cộng đoàn GH Giêrusalem phải bó buộc di tản đến những miền khác như Antiokhia (Cv 11,19-25), và chính các gia đình Kitô giáo này đã rao giảng TM cho các anh chị em khác. Hội thánh tại Antiokhia (Cv 13,1) lúc bấy giờ đã lớn mạnh có nhiều thầy dạy, nên đã dành hai vị tông đồ đặc biệt là Barnaba và Phaolô đặc trách công việc rao giảng cho những nơi khác nữa. Quyết định này đánh dấu khởi đầu cho hoạt động tông đồ loan báo TM cho đến tận cùng trái đất. Thánh Phaolô sẽ chu toàn công việc tông đồ này suốt khắp vùng Tiểu Á và qua cả vùng Hy lạp. Người đi từ giáo đoàn này đến giáo đoàn khác để củng cố đời sống của các giáo đoàn và phần lớn sách Công vụ Tông đồ dành để thuật lại cuộc đời hoạt động truyền giáo của thánh Phaolô.

          Cũng giống như thầy Giêsu, ban đầu Phaolô cũng bắt đầu rao giảng trong những hội đường Do Thái, sau đó, vì bị xua đuổi bởi hội đường, nên ngài quay sang rao giảng cho dân ngoại. Việc dân ngoại đón nhận đức tin mà các tông đồ rao giảng đã khiến đặt ra vấn đề gay gắt vốn đã đặt ra cho GH ở Giêrusalem là có buộc những anh chị em mới tòng giáo này phải chịu cắt bì và giữ luật Môsê không. Thánh Phaolô thì luôn kiên định với lập trường là không buộc những anh chị em tòng giáo phải chịu cắt bì và giữ luật Do Thái. Đã có cuộc họp giữa các tông đồ về vấn đề này tại Giê rusalem và đã biểu quyết vấn đề (Cv 15) là không buộc các anh em dân ngoại tòng giáo phải chịu phép cắt bì hay giữ luật Môsê. Việc giải quyết của công đồng Giêrusalem của các tông đồ làm nổi bật lên bản chất của ơn cứu độ và của tính công giáo. Ơn cứu độ mà TC thực hiện qua cái chết của CGSS là cho hết mọi người tin và đón nhận lời rao giảng của các thánh tông đồ.

Về việc không buộc các anh chị em tòng giáo phải giữ luật Do Thái là điều mà thánh Phaolô đã suy nghĩ nhiều và người trình bày nhiều trong hai bức thư gửi tín hữu Rôma và Galát với đề tài công chính hóa bởi đức tin. Công chính hóa là thuật từ pháp lý để nói một ai được kể là vô tội và ngay cả được TC kể là thánh thiện, trong sạch. Công chính hóa là công trình của tình thương tha thứ của TC ban cho chúng ta để chúng ta được xứng đáng được hồng ân đời sống vĩnh cửu. Đối với những anh chị em tín hữu gốc Do Thái, luôn có cám dỗ trở về với những thực hành Do Thái, họ còn giữ quan niệm công chính hóa bởi lề luật (nếp sống quen rồi người ta khó bỏ), thì thánh Phaolô đặt tầm quan trọng ở đức tin nói rằng chúng ta được công chính hóa không phải bởi lề luật mà là bởi đức tin. Giao ước thời Môsê chỉ là giai đoạn chuẩn bị ban đầu, phải nhường bước cho giao ước mới và hoàn hảo trong Chúa Kitô. Từ nay, Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch đem lại ơn cứu độ cho bất cứ ai tin vào Người.

4.  Điểm nhấn trong giáo thuyết sự công chính bởi đức tin

Thánh Phaolô lý luận để nói là chúng ta là những người đã chết với Chúa Kito, nên chúng ta không còn bị chi phối bởi lề luật (bởi vì chết thì không còn bị chi phối bởi lề luật), nhưng là chúng ta thuộc về CK là Đấng đã sống lại từ cõi chết để chúng ta sinh hoa kết quả cho TC.

Thánh Phaolô nói lên thân phận cụ thể của con người vốn mang tính xác thịt nên con người làm nô lệ cho tội, còn lề luật thì bất lực vì lề luật không giải thoát con người ra khỏi tội được. Con người xác thịt có điều mâu thuẫn là muốn sự thiện nhưng lại không làm, còn sự ác con người không muốn mà lại làm. Chỉ còn có một phương thế để giải thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi và xác thịt là sống theo thần khí của CGSPS: “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa.Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình.” Ơn công chính hóa bởi đức tin là như thế. Nhờ CGSPS mà chúng ta được thần khí TC, và nhờ sống theo thần khí CGSPS mà chúng ta có đủ sức mạnh để chiến thắng tội và sự chết: “Những ai sống theo tính xác thịt, thì hướng về những gì thuộc tính xác thịt; còn những ai sống theo Thần Khí, thì hướng về những gì thuộc Thần Khí. Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an. Lại nữa, nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới”. (Rm 8,1-11)

5.  Nhân vì cuộc tranh luận với Do Thái giáo mà thánh Phaolô đã khai triển giáo thuyết công chính hóa bằng đức tin cũng là đời sống thánh thiện theo theo thần khí của CGSPS. Đây là một điều đảo lộn đối với những người Do Thái vốn đặt tầm quan trọng ở việc giữ luật.  Điều này có phù hợp với giáo huấn Tin mừng của CGSS không?

Sự công chính hóa bởi đức tin có thể nói được là cụ thể hóa của giáo huấn TM của CGSS. Bởi vì đây cũng chính là đời sống theo thần khí của CGSS. CGSS là Đấng Cứu Thế đầy tràn thần khí, được thúc đẩy bằng thần khí, và hoạt động với thần khí của TC. Đời sống theo thần khí là đời sống mạnh mẽ. Ngay từ khởi đầu sứ v, CGS đã can đảm nhận phép rửa của Gioan tẩy giả. Có nghĩa là Người hạ mình thẳm sâu như một tội nhân, sám hối, mang thân phận con người tội lỗi, không kể địa vị là Thiên Chúa của mình. Sau đó được TT thúc đẩy, người đi vào hoang địa để ăn chay và chịu cám dỗ. Cơn cám dỗ này là kết tinh những cám dỗ trong cuộc đời của CGS. Trong đó có cám dỗ muốn dùng quyền năng TC của mình để thực hiện một đường lối cứu thế dễ dàng đầy quyền lực. Cụ thể là CGS có làm những phép lạ như hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, sau đó họ muốn tôn CGS làm vua, nhưng người đã trốn lên núi một mình. Hay CGS cũng có những cám dỗ muốn đầy quyền lực và tiền bạc. Qu đưa Người lên một núi cao và chỉ cho người thấy hết mọi nước trong thiên hạ và nói với người: tôi sẽ cho ông hết các thứ ấy nếu ông qu xuống thờ lạy tôi. CGS đã từ chối quyết liệt những cám dỗ này của ma qu. Ngay cả việc người quyết định đi Giêrusalem, đón nhận cái chết thập giá tủi nhục và đau đớn cũng là do bởi thúc đẩy của TT. Thánh Phaolô đã có thể tóm tắt cuộc đời CGS bằng những câu như thế này: Người đã vâng phục và tự hạ cho đến ni chết trên thập giá và TC đã siêu tôn người và tặng ban danh hiệu vượt trên ngàn muôn danh hiệu.  Đời sống theo TT là đời sống mới, đó cũng là điều mà CGS đã thực hành trong đời sống của mình.

Đời sống mới của người tín hữu là đời sống theo TT, đó là đời sống mà Thánh Phaolô gọi là đời sống ân sủng của CGSPS. Đây cũng là đời sống mà thánh Phaolô đã dấn thân theo đuổi trong đời sống của mình cũng như nhiều tín hữu đã bước theo. Đây là đời sống mà chúng ta được mời gọi bước theo và trải nghiệm trong đời sống của mình. Trong khi thế giới ngày nay không ngừng mời mọc chúng ta với những kết quả của thành tựu khoa học, thì chúng ta được mời gọi bắt đầu đời sống mới của TT. Đời sống mới này sẽ đưa chúng ta tới sự Phục sinh vinh quang cùng với CGS.  

Bài: Lm Phêrô Lê Văn Chính (TGPSG)

Top