ĐHY Parolin: Bảo tồn nghệ thuật là bảo tồn văn hóa và linh hồn
Đề cập đến nghệ sĩ bậc thầy Michelangelo người Ý và hoạ sĩ Kandinsky người Nga, Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh rằng các nghệ sĩ luôn nói về nghệ thuật trong mối liên hệ với sự thánh thiêng, hoặc sự thiết yếu của nội tâm, hay sự thôi thúc tinh thần đáp ứng sự đói khát tinh thần của con người. Và ngài nhắc lại rằng trong nhiều thế kỷ, các phong trào tâm linh, gồm cả những phong trào không phải Kitô giáo đã có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật.
Quốc vụ khanh Toà Thánh nói: “Các nghệ sĩ đã giúp Giáo hội diễn đạt sứ điệp thánh thiêng sang ngôn ngữ của các hình thể và hình ảnh, làm cho thế giới vô hình có thể đụng chạm được, sự thờ phượng luôn tìm thấy trong nghệ thuật một gắn kết tự nhiên”.
Liên quan đến việc bảo tồn và phục hồi nghệ thuật thánh, Đức Hồng Y nhắc lại các giai đoạn quan trọng mà Vatican đã tham gia trong lĩnh vực này, gồm có: gia nhập Hiệp định Văn hoá Âu châu 1962, ký kết Tuyên bố Âu châu về các Mục tiêu Văn hoá tại Berlin năm 1984, và sự ra đời của Uỷ ban Toà Thánh về Bảo tồn Di sản Lịch sử và Nghệ thuật của Giáo hội năm 1993.
Ở điểm này ngài nhấn mạnh rằng trong việc bảo tồn và phục hồi các đối tượng nghệ thuật, không được giới hạn bảo tồn ở kết cấu vật chất, nhưng phải quan tâm đến lịch sử, ý nghĩa tôn giáo và văn hoá của các đối tượng này. Bởi vì bảo tồn nghệ thuật là bảo tồn văn hóa và linh hồn.
Về mục tiêu của các hoạt động này, Đức Hồng Y giải thích nhằm bảo đảm nhận thức chung và về nhạy cảm đạo đức giữa những người ra quyết định chính trị, như Đức Thánh Cha đã nói với các nhà ngoại giao Ý trong lần gặp gỡ vào năm 2013, khuyến khích họ “triển khai di sản văn hoá nghệ thuật để truyền bá một văn hoá gặp gỡ”.
Kết thúc diễn văn, Đức Hồng Y một lần nữa nhắc lại rằng các hoạt động bảo tồn không chỉ quan tâm đến cái đẹp, nhưng trên hết là bảo tồn các giá trị tôn giáo và tinh thần, và không thể bỏ qua cuộc gặp gỡ cộng đồng mà các đối tượng nghệ thuật thuộc về.
bài liên quan mới nhất

- "Tại sao là họ mà không phải là tôi?" - ĐGH hỏi, sau chuyến thăm nhà tù vào Thứ Năm Tuần Thánh 2025
-
Hơn 17.000 người ở Pháp xin rửa tội, cao nhất trong 20 năm qua -
1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung -
Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 -
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Đức Thánh Cha và nữ tu 94 tuổi -
"Hạt giống hòa bình và hy vọng", chủ đề cho Mùa Thụ Tạo năm 2025 -
Thánh lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế -
Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea -
Đức Hồng y Parolin: Đức Thánh Cha chưa bao giờ ngừng cai quản Giáo hội -
TGM Fisichella: Cha giải tội chào đón người đến xưng tội, tìm kiếm người còn xa cách Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023