ĐHY Koch: Bí tích Rửa tội là mối dây hiệp nhất các Kitô hữu
Khởi từ Bí tích Rửa tội, Đức Hồng Y nhắc lời của Martin Luther: Bí tích Rửa tội là Bí tích của sự công chính hoá và hiệp nhất; và giáo huấn của Công đồng Vatican II: Bí tích Rửa tội là Bí tích “mang lại ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tin”, và “thiết lập một mối dây hiệp nhất mang tính bí tích, liên kết tất cả những ai đã được tái sinh nhờ bí tích này”.
Đức Hồng Y Koch nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn nhớ đến Bí tích Rửa tội, cũng như sự chắc chắn về “ơn cứu độ do Thiên Chúa ban cho chúng ta và những mối dây đại kết được Thiên Chúa ban cho chúng ta”. Ngài giải thích rằng việc ghi nhớ là cần thiết, không chỉ để hiểu rõ hơn nhưng còn để “cùng làm chứng với lòng biết ơn”. Bởi vì người Kitô hữu “là người biết tạ ơn vì Bí tích Rửa tội đã lãnh nhận”. Như thế, câu 2 Thánh Vịnh 103: “Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá đừng quên mọi ơn huệ của Người”, ngoài việc cổ vũ và khích lệ đại kết, còn nhắc nhở các tín hữu rằng chúng ta không được quên “những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội và trong sự hiệp thông của những người đã được rửa tội”.
Tổng trưởng Bộ Hiệp nhất các Kitô hữu nói thêm, “mặc dù thực tế đôi khi các Kitô hữu ‘quên’, nhưng chính khi nhớ đến ơn cứu độ sẽ tiếp tục khích lệ và truyền cảm hứng cho cuộc đối thoại đại kết lâu đời của chúng ta”.
bài liên quan mới nhất

- Người nghèo tham gia vào đời sống Giáo hội
-
Chầu Thánh Thể Cho LBTM Tháng 04.2025 -
Thư mời tham dự chương trình hồi tâm hằng tháng năm 2025 - Cứ theo Thầy -
Ủy ban Giáo dân: Biên bản Cuộc thường huấn tại Giáo tỉnh Sài Gòn từ 13-14/3/2025 -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 03/2025: Loan báo Tin Mừng, từ cộng đoàn đến vùng ngoại biên -
Ủy ban Loan báo Tin mừng gợi ý suy niệm chầu Thánh Thể tháng 03/2025 - Hội thánh tiếp nối sứ vụ của Thiên Chúa -
Nữ giới trong đời sống Giáo hội sơ khai -
Chầu Thánh Thể Cho LBTM Tháng 02.2025 - Chúa Giêsu, Đấng Trực Tiếp Thi Hành Sứ Vụ -
Đâu là địa điểm thật sự diễn ra việc Chúa Giêsu chịu phép rửa? -
Giáo hội, Thân thể của Chúa Kitô, điều đó muốn nói gì cụ thể hôm nay?
bài liên quan đọc nhiều

- Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời cầu nguyện cho Thượng Hội đồng
-
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng -
Suy tư về Ngày Thế giới Người nghèo năm 2023 -
Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Kitô hữu năm 2024 -
Giáo dân truyền giáo -
Truyền giáo Việt Nam hiện nay: Ánh sáng và bóng tối -
Canh tân hoạt động loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày nay -
Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp khai giảng năm học 2024 - 2025 -
Lời Chúa sống động nơi một cuộc đời cụ thể -
Rao giảng Lời Chúa: lịch sử và thần học