Để sống hiệp hành 3: Thần Khúc của Dante

Để sống hiệp hành 3: Thần Khúc của Dante

Để sống hiệp hành 3: Thần Khúc của Dante

Dẫn vào Divina commedia[1]

TGPSG -- Sáng ngày 1-10-2022, đến với sự kiện “Ra mắt tuyệt tác…”[2] Thần khúc (Divina commedia) do Đình Chẩn biên dịch: Thần khúc Hỏa ngục (Inferno), Thần khúc Luyện ngục (Purgatorio), và Thần khúc Thiên đàng (Paradiso)[3], chúng tôi ấp ủ trong mình vài câu hỏi muốn được tìm hiểu thêm:

(1) Tác phẩm biên dịch rất công phu nói trên có mang đến tinh thần hiệp hành cho người đọc, có giúp bạn đọc hăng hái sống tinh thần “hiệp thông-tham gia-sứ vụ” không?

(2) Có hay không các nhân đức trụ là “khôn ngoan, công bằng, đại đảm, tiết độ”, xuất hiện “trực tiếp và/hoặc gián tiếp” nơi nội dung của Thần khúc?

(3) Đâu có thể sẽ là những quyết tâm và hành động khả dĩ nhất của các tham dự viên “để sống hiệp hành” với ý thức sâu sắc nhất có thể về những Tin-Cậy-Mến?

Gặp gỡ-Lắng nghe-Phân định

Thần khúc là tên gọi tiếng Việt của tuyệt tác Divina commedia, một trường thi nổi tiếng do sự sáng tác của đại thi hào Dante degli Alighieri (1265-1321), một trong số những nhà thơ kiệt xuất của Ý-đại-lợi và thế giới.

Thật vậy, không gian văn học và thi ca sáng nay còn thực sự hấp dẫn các vị trí thức, các đấng văn nhân, các bậc thi sĩ Ki-tô hữu... khi những chủ đề được trình bày lại chính là Thiên đàng, Luyện ngục, Hỏa ngục. Nghĩa là, các tham dự viên đã có thể nhận thấy trước tiên một không gian văn học, thi ca... và những bộ sách quý (ba tập mỗi bộ): Thần khúc Hỏa ngục, Thần khúc Luyện ngục, và Thần khúc Thiên đàng.

Vâng, trong bối cảnh Ra mắt tuyệt tác - Thần khúc Dante Đình Chẩn - Bản dịch mới nhất - Sánh thi ca “Nguyễn Du…”, trong tầm nhìn Tin-Cậy-Mến[4] , bầu khí hiệp hành đã xuất hiện:

Ra đây mới biết Trần Văn Đỉnh

Mắt này mục kích vẻ thanh cao

Tuyệt phẩm nhà đạo… “Hàn Mặc Tử”

Tác nhân dụng chữ… từ Dante

Thần Khí… say mê… ơn Đức Mến

Khúc nhạc tự đến Cậy cùng Tin

Dante trung tín Triết-Thần sáng

Đình Chẩn vững vàng Cậy-Mến-Tin

Bản ngã khép kín bản thân ngã

Dịch gia thật giả hãy mở ra

Mới hay Summa… thần học luận

Nhất thể bình quân trong Tin Mừng

Sánh núi so rừng… nhiều và khó

Thi nhân khi đó… vẫn nguyện cầu

Ca khúc ban đầu… cũng cầu nguyện

“Nguyễn Du…” hạnh tuyển… thế hiệp hành

Trong ý ngay lành ta gặp gỡ

Tầm nhìn nâng đỡ người lắng nghe

Nhìn… phân định nhé… là sứ vụ

Tin-Cậy-Mến đủ… tất hiệp hành.

Chút suy tư “hiệp hành”

Nếu nhân loại ngày nay không còn nghi ngờ gì nữa về Dante là một đại thi hào thiên tài, thì có lẽ Đình Chẩn, người đã chăm chỉ và dày công biên dịch kiệt tác Divina commedia với những thành công đáng nể, chí ít cũng đáng được ngưỡng mộ và chúc tặng những lời mừng nồng nhiệt, chân thành.

Thật vậy, xin: “Chúc mừng tác giả - Chúc mừng dịch giả - Thần khúc Thiên Đàng - Thần khúc Luyện Ngục - Thần khúc Hỏa Ngục”, theo đó, tác giả “Hiệp hành nào... Thần khúc!” đã viết như sau:

Chúc mừng tác giả hiệp hành xưa thần khúc[5]

Mừng ai khuôn đúc thần khúc nay hiệp hành

Tác gia nên thánh khi thần khúc hành hiệp

Giả định đi tiếp… hiệp hành khúc bao la[6]

Chúc dịch thuật gia từ Rô-ma về nước

Mừng dấu chân bước ân phước Urbaniana

Dịch nghĩa… thành ra… ước ơn hiểu thẩm thấu

Giả định đi sâu… văn hóa Việt huy hoàng

Thần khúc Thiên Đàng… đường trời chuẩn cần chỉnh

Khúc nhạc tâm linh… tín thác… khác bến mê

Thiên ý nhất thể… tam vị…  thiêng tuyên thệ

Đàng đi tất thế vẹn thể câu thánh quyền

Thần khúc Ngục Luyện quyến luyến tình liên đới

Khúc ca chờ đợi mười bốn năm cuộc đời

Luyện con người mới với bốn tầng ngữ nghĩa[7]

Ngục trung thấm thía thành tựu nào thăng hoa

Thần khúc Ngục Hỏa… hóa thành lửa thiêu đốt

Khúc hát thảng thốt… đột ngột… chốt tử vong

Hỏa ngoại nóng trong… trí lòng siêu lúng túng

Ngục thất thư trung…[8] xa cách mãi Thiên Đàng”.[9]

Gợi ý thảo luận

  1. Theo bạn, Thần khúc (Divina commedia) nổi tiếng của Dante có ý nghĩa gì cho đạo, cho đời?
  2. Trong thời gian còn là học sinh, sinh viên, bạn có dịp nào đã từng được học, được nghiên cứu, hay biết đến Dante Alighieri cũng như các tác phẩm của vị đại thi hào này hay không?

Áp dụng cụ thể

  1. Tác phẩm biên dịch công phu Thần khúc Dante có mang đến tinh thần hiệp hành cho người đọc, có giúp bạn hăng hái sống “hiệp thông-tham gia-sứ vụ” không? Cụ thể như thế nào?
  2. “Để sống hiệp hành”, đâu sẽ là quyết tâm và hành động cụ thể của bạn… với ý thức sâu sắc nhất có thể về những Tin-Cậy-Mến và các nhân đức trụ: “khôn ngoan, công bằng, đại đảm, tiết độ”, xuất hiện “trực tiếp và/hoặc gián tiếp” nơi nội dung của Thần khúc Hỏa ngục, Thần khúc Luyện ngục, và Thần khúc Thiên đàng?

Minh Triết CD (TGPSG)

 

[1] Divina commedia /diˈviːna komˈmɛːdja/ (với 100 khổ thơ, 14.233 câu) được sáng tác từ khoảng năm 1308 đến 1320 (thời gian tác giả bị lưu đày khỏi quê hương), gồm có ba phần: hỏa ngục (inferno), luyện ngục (purgatorio), và thiên đàng (paradiso) (x. Encyclopedia Americana, 2006, Vol. 30. p. 605; John Julius Norwich, The Italians: History, Art, and the Genius of a People [Abrams, 1983], p. 27; Robert Reinhold Ergang, The Renaissance [Van Nostrand, 1967], p. 103).

[2] Tổ chức tại một hội trường (PX. NVT) của Trung tâm Mục vụ TGP. Sài Gòn.

[3] Đình Chẩn là bút danh của linh mục Giu-se Trần Văn Đỉnh, thuộc giáo phận Phát Diệm, từng đoạt giải nhì Giải VHNT Đất Mới, tổ chức tại giáo phận Xuân Lộc năm 2020 với tác phẩm: Hồn thơ Thiên linh - Tiên sa Hài đồng Giêsu (62 bài thơ). Theo Bùi Công Thuấn: “Ngòi bút Đình Chẩn điêu luyện về thi luật. Nhạc thơ giàu có, ngôn ngữ trau chuốt, nhiều câu thơ ánh lên chất tài hoa. Vẻ đẹp thơ Đình Chẩn là tình cảm chân thành sâu sắc, là tâm tình cầu nguyện thiết tha với một niềm tin yêu kiên vững…” (x. https://phatdiem.org/van-chuong-tho-ca/gioi-thieu-van...).

[4] X. Ibid.; Minh Triết CD, Sỏi đá…, T 251, số 35-39.

[5] Durante di Alighiero degli Alighieri (hay Dante Ali-ghieri, hay Dante) (1265-1321) là một nhà thơ vĩ đại người Ý vào giai đoạn Hậu Trung Cổ, với tác phẩm văn học tuyệt vời bằng tiếng Ý: Comedìa (La Divina Commedia, Thần khúc), có thể được coi là tập thơ quan trọng bậc nhất của thời kỳ (x. Harold Bloom, The Western Canon (1994); Prue Shaw, “Introduction” trong Reading Dante: From Here to Eternity (New York: Liveright Publishing Corpo-ration, 2014), ISBN 9780871407429.

[6] Thần khúc còn được coi là “The Summa theologica in verse” (x. The Fordham Monthly [Fordham University, Vol. XL, Dec. 1921], p. 76).

[7] Đó là: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa đạo đức, nghĩa thần bí (x. Đình Chẩn, Thần khúc luyện ngục, tr. 23).

[8] Theo Henry Francis Cary (1805-1844), hỏa ngục là “mãi mãi”: “Một khi ngươi đã bước vào đây thì ai đó không còn hy vọng gì nữa”; nghĩa là: All hope abandon, ye who enter here (Lasciate ogne speranza, voi ch'intrate).

[9] Minh Triết CD, Sỏi đá…, T 251, số 30-34.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top