Dạy học là một nghề thiên-nan-vạn-nan nhưng cần thiết
Theo ZENIT – Thứ tư 23-09 vừa qua, trong cuộc tiếp xúc báo chí với tờ L'Osservatore Romano, linh mục Carlo Nanni, viện trưởng Đại học Giáo hoàng Salêdiêng, khi đề cập đến những khó khăn hiện nay của công việc dạy học, đã đưa ra nhận định: “Dạy học là một nghề thiên-nan-vạn-nan nhưng cần thiết.”
Cha nói: “Ngày nay, dạy học là một nghề phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng so với những thời kỳ khác, có lẽ là cần thiết hơn.”
Đề cập đến vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục, linh mục viện trưởng cho rằng: “Hiện nay nhiều phương diện của giá trị gia đình bị bỏ trống.” Ngài lấy làm tiếc vì “Gia đình không còn giữ phần quan trọng làm một tế bào trong hoạt động kinh tế và thực hiện chức năng chuyển giao văn hóa.”
Ngài nói: “Gia đình chỉ còn giữ vai trò làm nơi liên lạc, còn mọi chức năng xã hội lớn lao đều đã bị chuyển giao cho những nơi khác” và nhấn mạnh: “Rốt cuộc giáo dục chỉ còn làm công việc huấn thị, dạy dỗ.”
Linh mục viện trưởng bày tỏ mối lo ngại: “Văn hóa chỉ còn là chuyện dạy dỗ, học hành. Điều này không chỉ xảy ra dưới các chế độ toàn trị (độc tài) mà cả trong não trạng chung nữa. Giáo dục chỉ còn là dạy học trò hội nhập xã hội, quan hệ được với người khác.”
Theo cha Nanni: “Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đã diễn ra cuộc cách mạng âm thầm về lối sống cá nhân và tập thể, đem lại những lợi ích mới mẻ cho chất lượng cuộc sống, bảo vệ những quyền của bản thân con người và đấu tranh cho các quyền về dân sự, đồng thời hướng vào những vấn đề lớn của thế giới như nạn đói, bệnh Sida….”
Cha cảnh giác: “Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có tác động tiêu cực, đó là nguy cơ khiến chúng ta không thể xích lại gần nhau, khiến cho triển vọng về một lợi ích chung trở nên mờ mịt.” Ngài đặc biệt nhấn mạnh: “Con người thì giá trị hơn thể chế; thời gian dành cho sinh hoạt tự do và nghỉ ngơi giải trí thì cần được lưu tâm hơn thời gian dành cho lao động và thực thi cam kết.”
Linh mục viện trưởng đại học Salêdiêng chia sẻ với các nhà giáo dục: “Tôi muốn nói với các nhà giáo dục: ‘medice, cura te ipsum’ [hỡi thầy thuốc, hãy chữa cho mình đi]; con người ngày nay nghe các chứng nhân hơn là các thầy dạy, nếu họ nghe các thầy dạy là vì các thầy cũng là những chứng nhân, như Đức Phaolô VI đã từng nói.”
Đứng trước những thách thức hiện nay, cha viện trưởng kêu gọi các nhà giáo: “Chúng ta không đơn độc. Chúng ta đã có một mẫu gương để noi theo. Đó là Chúa Giêsu, một nhà giáo phi thường: Người sống gần gũi, Người đến gặp gỡ, Người đi bước trước, Người đích thân đón tiếp và đối thoại với những con người có những suy nghĩ khác Người, Người thấu hiểu và không lên án cũng không biện bạch cho một hành vi xấu. Tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người, Người đề nghị “phải làm hơn,” nhưng cũng không quên những đòi hỏi của Nước Trời và thực tế của xã hội.”
Cha rút ra kết luận: “Công việc giáo dục vẫn luôn là một công việc đầy thách đố.”
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô