Đạo đức trong thương trường
WGPSG -- Đọc các bản tin trên “Tin nhanh vnExpress” tôi giật mình với các tít:
- Du khách bị ‘chặt chém’ dịp lễ 30/4 - Giá trông xe tăng gấp 5-10 lần ngày thường, phòng khách sạn tăng giá 2-3 lần, du khách phải xô đẩy, chen lấn nhau để được lên xe, tàu thủy... (Tin nhanh vnExpress).
- Du khách đi taxi 7 km bị ‘chém’ gần một triệu đồng - Sang Việt Nam hưởng tuần trăng mật, cặp vợ chồng người Australia bị tài xế taxi Trung Việt ép trả 980.000 đồng cho quãng đường gần 7 km từ bảo tàng Lịch sử Quân sự đến bảo tàng Dân tộc học (Tin nhanh vnExpress).
- 3 du khách Pháp bị đe dọa ở phố cổ Hà Nội - Giới chức Hà Nội đang điều tra vụ việc 3 khách người Pháp bị tài xế taxi và nhân viên khách sạn trên phố cổ câu kết lừa đảo, đe dọa tính mạng khi họ vừa đặt chân đến thủ đô, chuẩn bị hành trình khám phá đất nước (Tin nhanh vnExpress).
-----o0o-----
Quả thật, trong thời gian gần đây, lòng tin của mọi người đối với giới kinh doanh đã bị lung lay đến tận gốc rễ. Có quá nhiều trường hợp các doanh nhân coi thường những nguyên tắc hành xử cơ bản của con người, nói gì đến việc thực hành “đạo đức trong thương trường” đã có nền móng từ hàng nghìn năm qua!
- Thịt thối được tẩy trắng, hàng quá đát tuồn ra ngoài tiêu thụ với giá rẻ, rau xanh được tưới các loại hóa chất độc hại để tươi màu, bắt mắt người mua…
- Lợi dụng các dịp lễ, tết để nâng giá các dịch vụ… là chuyện “thường tình ở huyện”, ai mà chẳng biết!
Nguyên tắc là: “Không ai có thể làm việc xấu một mình”. Thế nhưng, biết bao điều tệ hại như thế lại diễn ra trót lọt giữa thanh thiên bạch nhật, và trở nên rất đỗi bình thường trước mắt mọi người, suốt một thời gian dài, cho đến khi vụ việc bị… vỡ lở!
Chính vì sức mạnh to lớn của đồng tiền mà nó đã tạo ra một ma lực đáng sợ đối với con người, nhất là những kẻ tham lam: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”.
Chúa Giêsu đã cảnh báo rồi: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lc 16, 13). Chân lý ấy, chính là một thách đố với người tín hữu trong thời đại hôm nay. Bởi lẽ, việc tốt thì chẳng thấy, mà việc xấu cứ nhan nhản trước mắt: cám dỗ từng ngày, bủa vây khắp chốn!
Kinh nghiệm cho thấy: Đồng tiền không do mồ hôi nước mắt làm ra lắm khi chỉ là tai họa. Tục ngữ có câu: “Của cải làm ra cất trên gác, của cải đánh bạc để ngoài sân, của cải gian lận đem ra ngoài ngõ”. Ta không thể sống giữa thế gian mà không màng đến tiền bạc, là phương tiện để sinh sống. Nhưng ta phải sống thế nào để làm chủ của cải, biến nó thành kẻ phục vụ cho lợi ích của ta: “Của cải là đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu” (Ngạn ngữ Tây Phương).
Hơn nữa, của cải trần thế không thể theo chúng ta về đời sau! Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy dùng tiền bạc để mua lấy bạn hữu, hầu sau này họ sẽ đưa anh em về nơi an nghỉ đời đời” (Lc 16, 9). Vì khi chúng ta tiêu xài cho riêng mình thì kho tàng Nước Trời của chúng ta sẽ trống rỗng! Còn trái lại, khi chúng ta trao ban cho tha nhân, nhất là những người bất hạnh, nghèo khổ... là chúng ta đang tích lũy vào kho tàng Nước Trời.
Đó cũng là lẽ khôn ngoan của Tin Mừng: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì” (Mt 16, 26). Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, chúng ta được kêu gọi sống chứng nhân Nước Trời, sẵn sàng chết đi để cho các giá trị của Tin Mừng được trổ sinh, trở thành chất sống tồn tại đến muôn đời.
Vậy, nếu không muốn vấp ngã trước đồng tiền thì người tín hữu phải cố gắng phấn đấu: tu dưỡng đạo đức, ngay thẳng liêm chính. Hãy làm chủ đồng tiền, đừng để nó làm chủ mình. Chúng ta có thể lấy câu sau đây của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận làm kim chỉ nam cho việc sử dụng đồng tiền: “Đồng tiền chôn vùi con xuống nếu con đội nó lên đầu, đồng tiền làm bệ dưới chân con nếu con đứng trên nó”.
Lạy Chúa, như lời Thánh Phaolô dạy: “Anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15), xin Chúa giúp chúng con biết sống Lời Chúa để can đảm thay đổi cuộc đời. Từ thay đổi đời mình đến chuyển biến đời người, góp phần canh tân cộng đồng người Việt Nam hôm nay. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Đối thoại cứu độ - Cái khung của nền luân lý tình huynh đệ
-
Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris Laetitia: Hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình -
Cha Alain Thomasset: “Phẩm giá không gắn liền với vẻ bề ngoài nhưng được ban tặng cùng với sự sống” -
Kénose là gì? -
Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần bốn - Đời sống độc thân trinh khiết Kitô giáo -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần ba - Xác thể phục sinh -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần một - Con tim được cứu rỗi (Giáo lí về Bài Giảng Trên Núi) -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác – Phần Giới thiệu -
Người Công Giáo có buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng không?
bài liên quan đọc nhiều
- Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay
-
Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay -
Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay -
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Có phải tiền là tất cả ? -
Lương tâm của giới trẻ ngày nay -
Ảnh hưởng của vật chất đối với Thanh thiếu niên thời nay -
Thai nhi bị dị tật: Bỏ hay giữ? -
Bác thằng bần -
Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo