Cuộc tàn sát hàng giáo sĩ kitô dưới thời Staline
Phỏng vấn ông Nicolas Werth, giáo sư sử học người Pháp, về cuộc tàn sát hàng giáo sĩ kitô dưới thời Stalin
Ngày mùng 3-3-2011, ông Nicolas Werth, giáo sư sử học người Pháp, đã cho xuất bản bằng tiếng Ý khảo luận tựa đề ”Kẻ thù của nhân dân. Giảo nghiệm của một cuộc tàn sát tập thể” do nhà xuất bản Mulino ấn hành.
Cuốn sách là kết quả các nghiên cứu dài trong các văn khố liên xô. Nó khiến chúng ta nhớ lại cuốn sách do ông Stéphane Courtois điều hợp, xuất bản năm 1998 tựa đề ”Cuốn sách đen của chế độ cộng sản: tội phạm, kinh hoàng, đàn áp”. Nó là một tổng hợp các khảo luận của nhiều nhà trí thức và nghiên cứu Pháp về các tội phạm tầy đình của các chế độ cộng sản, trong đó có giáo sư Nicolas Werth, tác giả chương nói về Liên Bang Xô Viết. Chế độ cộng sản khát máu liên xô đã tàn sát 100 triệu người trên thế giới, trong đó có hàng chục ngàn giới chức tôn giáo gồm các giám mục, linh mục, và tu sĩ nam nữ của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống. Chỉ nội Giáo Hội Chính Thống Nga đã có 110.700 giáo sĩ bị sát hại.
Giáo sư Nicoas Werth năm nay 61 tuổi, là một trong những chuyên viên quốc tế nổi tiếng nghiên cứu sự tàn bạo chính trị trong thế giới Sô viết. Hiện nay ông là thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch Sử Paris. Giáo sư đã từng dạy môn lịch sử Liên Xô tại các đại học Minsk, New York, Matscơva và Thượng Hải. Ngoài ra giáo sư cũng đã là tham tán văn hóa tại Matscơva trong các năm có chính sách Perestroika. Ông Nicolas Werth đã là tác giả của nhiều sách như: ”Là người cộng sản tại Liên Xô dưới thời Staline” (1981), ”Cuộc sống thường ngày của các nông dân Nga từ thời Cách Mạng cho tới chế độ tập thể 1917-1939” (1984), ”Các vụ xử án của Matscơva” (1987). Bằng tiếng Ý ông cũng đã cho xuất bản các cuốn như ”1917 nước Nga vùng lên” (1989), ”Lịch sử nước Nga thế kỷ XX” (2000), ”Hòn đảo của những kẻ ăn thịt người” (2006).
Hỏi: Thưa giáo sư Werth, có thể nói tới cuộc diệt chủng dưới thời Staline trong các năm 1937-1938 hay không?
Đáp: Các vụ tàn sát của ”Nỗi kinh hoàng lớn” dưới thời Staline trong hai năm 1937-1938 có lẽ không là một cuộc diệt chủng theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, một phần cũng vì các áp lực của chính quyền Liên Bang Sô Viết. Nhưng có thể nói tới một cuộc diệt chủng đối với hàng giáo sĩ.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư đã chọn kiểu đề cập nào để điều tra về giai đoạn tột đỉnh của các đàn áp do nhà độc tài Staline chủ mưu?
Đáp: Nhiều nghiên cứu về thời gian 1937-1938 đã nêu bật các cuộc thanh trừng bên trong đảng cộng sản liên xô. Riêng cá nhân tôi, tôi đã lựa chọn tập trung vào gương mặt dấu ẩn nhất của ”Nỗi kinh hoàng lớn”, hay các cuộc truy lùng bí mật hàng loạt. Đây là một chiến dịch xã hội rất rộng lớn quy mô, và được theo đuổi một cách rất tập trung. Trong gần 16 tháng đã có 1,5 triệu người bị bắt, và đã có 800.000 người bị xử tử.
Hỏi: Việc mở các văn khố liên quan tới cuộc diệt chủng hàng giáo sĩ tại Liên Xô đã có tính cách định đoạt tới mức nào thưa giáo sư?
Đáp: Nhất là nó đã cho phép hiểu biết rằng đây là một tiến trình thanh lọc toàn xã hội Nga, chứ không phải chỉ thanh lọc vài giai tầng ưu tú mà thôi. Nó diễn tả điểm tột đỉnh triệt để các biện pháp đã bắt đầu từ thời Lenin. Cần phải thanh lọc thế giới sô viết khỏi bất cứ người chống đối thực thụ hay trong tiềm năng nào đối với tư tưởng duy nhất và đối với xã hội mới toàn vẹn.
Hỏi: Giáo sư đã dừng lại trên số phận của một công nhân hỏa xa say rượu bị xử tử bởi hệ thống khủng bố của nhà nước cộng sản liên xô. Đây có phải là một trường hợp gương mẫu không thưa giáo sư?
Đáp: Vâng. Đúng thế, bởi vì nó minh họa cho thấy mục đích chính của cái máy đàn áp đã mau chóng trở thành việc làm hết mọi cách để đạt tới mức độ bắt giữ, đã được xác định cho các vùng. Vì thế cảnh sát thường và công an nhắm bắt hầu như là tình cờ những người đầu tiên rủi ro phải rơi vào tay họ. Cần phải tìm ra các người có tội bằng mọi giá. Như thế, một trường hợp say sưa quấy rầy trong vài ngày có thể biến thành một tội khủng bố bị bắt qủa tang.
Hỏi: Thưa giáo sư, ai là người đưa ra các quyết định bố ráp lùng bắt và sát hại này?
Đáp: Stalin đã quyết định phát động chiến dịch thanh trừng này, trong khi các con số là do giới lãnh đạo các miền cung cấp, dựa trên các cá nhân bị nghi ngờ. Điểm chìa khóa là sức năng động ác độc do Staline và Ezov, kẻ cầm đầu lực lượng cảnh sát chính trị, khởi xướng. Nhiều giới chức lãnh đạo địa phương đã tìm cách đi trước các đòi hỏi của cấp trên, vì sợ rằng họ có nguy cơ bị bắt giữ trong trường hợp không hội đủ các kết qủa như trung ương đòi hỏi.
Hỏi: Các giới chức địa phương thường thay đổi con số thực sự. Họ làm như thế với mục đích gì vậy thưa giáo sư?
Đáp: Rất tiếc là các thay đổi con số đó không để cứu sống, cả khi có những trường hợp lẻ tẻ bị bỏ dở. Nhưng nói chung các vụ lùng bắt kết cục vượt qúa chỉ tiêu dự kiến, chứ không ngược lại. Các sửa đổi liên quan tới nguồn gốc xã hội của các người bị bắt, nhằm khiến cho chúng rập khuôn với các đòi hỏi của trung ương.
Hỏi: Đối với nhà nước cộng sản liên xô, đâu là các mục tiêu được chiếu cố nhiều nhất, thưa giáo sư?
Đáp: Trước hết là hàng giáo sĩ. 90% giáo sĩ đã bị bắt giữ và xử tử. Thế rồi cần phải kể ra cả các cựu thành viên của Đảng cách mạng xã hội, tức là các người theo Trotsky, đối thủ chính của các người Bolxêvích. Ngoài ra, cũng có rất nhiều tay can phạm thông thường hay những người sống ngoài lề xã hội, thường bị coi là “không xã hội”, một loại người giống như người du mục bị đức quốc xã loại trừ. Rồi còn có những người gọi là ”người của qúa khứ”, những kẻ còn sót lại của các hạng người ưu tú thời nga hoàng, các công nhân viên hay các cựu sĩ quan, tất cả đều đã bị lập danh sách. Nằm trong mục tiêu này cũng có các ”kulaki” tức các nông dân chống lại chính sách tập thể hóa ruộng đất. Thường thì họ bị đi đầy. Ngoài ra, còn có việc thanh lọc chủng tộc chống lại cộng đoàn những người nước ngoài nữa, chẳng hạn như người Ba Lan, nhất là trong những vùng biên giới. Khi nhắc lại các biến cố chiến tranh hiện diện tại Âu châu, Staline đã thành công trong việc trình bầy các thành phần này như là có khả năng làm thành một đội ngũ thứ năm gồm các kẻ thù, các tay gián điệp và người bất phục tùng.
Hỏi: Có thể nói rằng nhà nước cộng sản liên xô đã có âm mưu tiêu diệt hoàn toàn hàng giáo sĩ, hay không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng là như thế. Có nhiều văn bản khác nhau chứng minh cho thấy ý muốn này của nhà nước muốn loại trừ hàng giáo sĩ, và giải quyết vấn đề một lần cho tất cả. Cũng chính vì thế phải mâu thuẫn ghi nhận rằng các năm sau đệ nhị thế chiến, với chiến tranh tuyên truyền yêu nước, Staline sẽ tìm lợi dụng 10% giới giáo sĩ còn lại để lôi kéo họ vào trong quỹ đạo của mình.
Hỏi: Thưa giáo sư, việc triệt để đàn áp hàng giáo sĩ đã gia tăng như thế nào?
Đáp: Stalin đã rất bị đánh động bởi kết quả của cuộc kiểm kê dân số hồi năm 1937, theo đó có tới 57% người dân Liên Xô tuyên xưng mình là người có đức tin. Không thể nói rằng Giáo hội diễn tả một nguy hiểm trực tiếp đối với chế độ. Nhưng Stalin nhận thức rằng hơn bao giờ hết, Giáo hội là một cơ cấu tổ chức tự trị đối với các luận lý của trung ương lãnh đạo.
Hỏi: Nước Nga ngày nay có muốn nhắc lại quá khứ tàn sát hàng giáo sĩ này hay không thưa giáo sư?
Đáp: Không thể nói là có một cái vung bằng chì che kín được quá khứ này, nhưng đồng thời người ta cũng trốn tránh, không nói về đề tài này. Trong các sách giáo khoa ở trường học người ta không nêu bật các trang sử đen tối này. Nói chung, chế độ độc tài của Stalin được đánh giá một cách tích cực và như là một giai đoạn quan trọng của việc tân tiến hóa nước Nga. Và người ta có khuynh hướng quên đi giá trả quá mắc mỏ của việc tân tiến hóa đó.
(Avvenire 2-3-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô