Cuộc gặp gỡ giữa tiến sĩ Justin Welby và Đức giáo hoàng Phanxicô

– Thứ sáu 14-06, tại Roma, Đức giáo hoàng Phanxicô đã tiếp tiến sĩ Justin Welby, Tổng giám mục Canterbury và là người đứng đầu Cộng đồng Anh giáo với trên 80 triệu tín đồ trên thế giới. Đây là cuộc gặp gỡ của hai vị lãnh trách nhiệm đứng đầu Anh giáo và Công giáo gần như vào cùng một thời điểm.
Cuộc trao đổi đầu tiên này mang đậm ý nghĩa. Linh mục Frank Lemaître, giám đốc Văn phòng quốc gia phụ trách vấn đề hiệp nhất các Kitô hữu thuộc Hội đồng giám mục Pháp, khẳng định: “Hai vị có bộ mặt tinh thần gần như giống nhau, có chung mối quan tâm về sự hiện diện của Giáo hội trong xã hội”. Còn trên Đài Vatican, Đức ông Mark Langham, phụ trách đối thoại với các Giáo hội Anh giáo, thuộc Hội đồng Tòa Thánh về hiệp nhất các Kitô hữu, nhận định: “Đối với các ngài, sứ vụ của Giáo hội trước tiên là đến với thế giới bên lề, với người nghèo, để làm thay đổi cuộc sống. Dưới con mắt các ngài, lòng tin không chỉ là việc riêng tư, mà phải thay đổi thế giới”. Một chi tiết bên lề: trong cuộc gặp gỡ với Đức giáo hoàng Phanxicô, Tiến sĩ Welby đã ngỏ ý được đến viếng mộ Đức Gioan Phaolô II.
Việc phong chức giám mục cho phụ nữ vẫn là một điểm gây lấn cấn
Về nội dung, giới chức trách Hội đồng Tòa Thánh về sự Hiệp nhất các Kitô hữu đặc biệt nhấn mạnh đến việc hai vị đứng đầu các Giáo hội cùng có một cái nhìn nhung, nhất là về việc cổ vũ “công lý trên thế giới và sự cần thiết phải có một sự điều chỉnh về đạo đức cho các thị trường tài chính”. Trong một cuộc trao đổi với tờ báo La Croix ngày 21-03-2013, vị giáo trưởng Anh giáo, người đã từng phụ trách vấn đề tài chính trong lĩnh vực dầu khí, đã phác họa một số chương trình ưu tiên, theo ngài, trên bình diện đại kết, chẳng hạn “Phải làm gì để các giám mục và linh mục Anh giáo được Giáo hội Công giáo chính thức nhìn nhận?” Và ngài nói thêm: “Các Giáo hội của chúng ta phải sẵn sàng làm việc chung với nhau trong việc Phúc âm hóa châu Âu.” Ngài cũng gợi lên triển vọng về một sự hợp tác “trong các lĩnh vực xã hội”, đặc biệt trong việc bảo vệ sự sống, tình liên đới và công lý.
Tuy nhiên, như linh mục Aldebert Denaux, thành viên của Uỷ ban quốc tế Anh giáo – Công giáo (Arcic), nhấn mạnh: việc phong chức giám mục cho phụ nữ, –có thể được [Anh giáo] chấp thuận về nguyên tắc trong những tháng sắp tới–, vẫn là một điểm gây lấn cấn. Mặc dù vậy, nhà thần học người Hà Lan này cũng nhấn mạnh đến “niềm hy vọng đại kết lớn lao” được khơi dậy qua cuộc tiếp đón nồng hậu Đức Thượng phụ Constantinopolis tại Vatican, dịp lễ Đức giáo hoàng Phanxicô khởi đầu thừa tác vụ Phêrô.
(Loup Besmond de Senneville và Frédéric Mounier, tại Roma)
(Nguồn: http://hdgmvietnam.org)
bài liên quan mới nhất

- Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô
-
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y