Công bố Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc âm hóa
WHĐ (21.06.2012) / VIS – Sáng 19 tháng Sáu 2012, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã mở cuộc họp báo để giới thiệu Tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) của Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới lần thứ 13, sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 7 đến ngày 28 tháng Mười 2012 với chủ đề: “Tân Phúc Âm hóa để truyền bá Đức Tin Kitô giáo”. Tài liệu này được Đức Tổng giám mục Nikola Eterovic và Đức giám mục Fortunato Frezza, là Tổng thư ký và phụ tá thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, trình bày.
Đức TGM Eterovic cho biết, các nghị phụ Thượng Hội đồng “sẽ suy tư về việc truyền bá đức tin Kitô giáo –một trong những thách đố lớn đối với Giáo hội– trong bối cảnh Tân Phúc âm hóa. .... Công việc của Thượng Hội đồng Giám mục càng thêm phong phú khi gắn liền với Năm Đức Tin bắt đầu vào ngày 11 tháng Mười.
Tài liệu làm việc gồm có lời nói đầu, lời giới thiệu, bốn chương và kết luận.
Lời Giới thiệu tổng hợp quan điểm của các Hội đồng Giám mục; các quan điểm này đều nhất trí rằng “cần phải có các công cụ mới và các hình thức diễn tả mới để làm cho Lời Chúa dễ hiểu hơn trong đời sống của con người hiện đại. Hy vọng Thượng Hội đồng sẽ là cơ hội thảo luận và đối chiếu các quan điểm và kinh nghiệm thực tế, cơ hội chia sẻ để khuyến khích các mục tử và các giáo hội riêng biệt”.
Chương đầu tiên trong bốn chương có tiêu đề “Chúa Giêsu Kitô, Tin Mừng của Thiên Chúa cho nhân loại”, nhắc lại “nòng cốt đức tin Kitô giáo –mà nhiều người không biết tới–, và giới thiệu Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô là Tin Mừng cho con người hiện đại .... Tân Phúc âm hóa là cách trình bày Kitô giáo mang tính năng động nội tại, muốn làm cho mọi người thiện chí biết được “chiều sâu của sự phong phú và khôn ngoan cũng như sự hiểu biết mầu nhiệm Thiên Chúa đã được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô; chứ không phải câu trả lời sáo mòn cho cuộc khủng hoảng đức tin và những thách đố mà Giáo Hội phải đối mặt trong thế giới hiện đại”.
Chương hai có tiêu đề: “Thời đại Tân Phúc âm hóa”. Chương này tập trung chủ yếu vào việc “xác định những thách đố truyền giáo mà Giáo Hội đang phải đối mặt”, và “mô tả công cuộc Tân Phúc âm hóa. .... Những thách đố mới đối với công cuộc rao giảng Tin Mừng trong thế giới hiện nay được mô tả bằng nhiều viễn cảnh khác nhau, Giáo Hội được kêu gọi để phân định các viễn cảnh này, để biến những viễn cảnh ấy thành những nơi loan báo Tin Mừng và kinh nghiệm về Giáo Hội. Công cuộc Tân Phúc âm hóa nhằm đổi mới hoạt động mục vụ thông thường của các giáo hội đặc thù đồng thời tìm cách khơi lên một sự nhạy cảm mới mẻ với những người đã rời bỏ Giáo Hội. Điều này đòi hỏi một phương pháp mang tính sáng tạo và sự táo bạo của Phúc Âm. Đức Tổng giám mục Eterovic chỉ ra rằng khi chuẩn bị cho tài liệu này hầu như tất cả các câu trả lời nhận được đều “nhấn mạnh đến sự thiếu ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến. Điều này đòi hỏi phải đặc biệt chăm sóc mục vụ ơn gọi, trong những điều quan tâm khác”.
Sau đó sang Chương ba, “Truyền bá Đức Tin”, Đức Tổng giám mục Eterovic lưu ý rằng “mục đích của Tân Phúc âm hóa là truyền bá đức tin. Giáo Hội truyền bá đức tin từ điều mà chính Giáo Hội đã sống, và mọi Kitô hữu đều được kêu gọi góp phần. ... Những trở ngại cho đức tin có thể ở bên trong Giáo Hội (sống đức tin một cách thụ động hoặc cá nhân, khước từ được giáo dục trong đức tin, tách biệt cuộc sống và đức tin) hoặc bên ngoài đời sống Kitô hữu (thế tục hóa, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa khoái lạc) ... Năm Đức Tin là lời kêu gọi cấp bách phải sám hối để, nhờ được ân sủng biến đổi, mỗi cá nhân Kitô hữu và mỗi cộng đoàn sẽ sinh hoa trái dồi dào. Điều này có thể bao gồm dấn thân đại kết, tìm kiếm sự thật, đối thoại liên tôn, và can đảm tố giác những bất trung và những gương xấu trong cộng đồng Kitô hữu”.
Chương cuối cùng của Tài liệu làm việc có tiêu đề “Khơi dậy Hoạt động Mục vụ” và tập trung vào “truyền bá đức tin ... bằng cách nhấn mạnh một lần nữa đến các công cụ đã được phát triển qua Truyền thống –nhất là lời rao giảng đầu tiên, khai tâm Kitô giáo và giáo dục– trong khi tìm cách thích ứng với hoàn cảnh văn hóa và xã hội hiện nay.... Theo quan điểm thần học, chúng ta phải hiểu rõ hơn trình tự của các bí tích khai tâm Kitô giáo, mà chóp đỉnh là bí tích Thánh Thể, và suy tư về các mô hình được chuyển thành việc thực hành mục vụ có ý nghĩa sâu sắc”.
Trong phần Kết luận, Tài liệu tái xác quyết rằng “Tân Phúc âm hóa có nghĩa là đưa ra lý do cho niềm tin của chúng ta, thông truyền Lời mang lại hy vọng cho một thế giới đang đi tìm ơn cứu rỗi”.
(VIS, 19-06-2012)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô