Chuỗi Mân Côi dạy chúng ta cầu nguyện
Cũng như nhiều tín hữu Công giáo khác, tôi sinh trưởng trong một gia đình đọc kinh Mân Côi mỗi tối. Chúng tôi biết tại sao phải làm vậy. Mẹ tôi thường khuyến khích chúng tôi rằng người có uy tín nhất để chuyển lời cầu nguyện lên Chúa Giêsu là Mẹ Maria. Là người con ngoan, làm sao Ngài từ chối Mẹ mình được chứ?
Là con cái, chúng tôi thường đến với việc lần chuỗi Mân Côi buổi tối bằng lời cam kết: “Một chút nữa, mẹ nha”. Nhưng chúng tôi đã quỳ gối. Đó là thời gian tĩnh lặng đáng yêu đã nối kết gia đình có 9 đứa con vào thời gian cuối ngày với những điều căng thẳng bình thường giữa anh chị em với nhau. Nhiều năm sau đó, khi chúng tôi tụ họp để canh thức cha mẹ, và rồi lại canh thức anh chị, chúng tôi vẫn lần chuỗi Mân Côi với nhau, và điều đó vẫn nối kết chúng tôi. Cha Paddy Peyton, người tham gia cuộc Thập tự chinh Mân Côi đã đúng khi ngài nói: “Gia đình nào cùng cầu nguyện với nhau thì vẫn sống hài hòa với nhau”.
Giọng đọc đều đều Kinh Kính Mừng dạy tôi biết sau đó là suy gẫm. Mẹ tôi thường khuyến khích chúng tôi “suy gẫm về các mầu nhiệm”. Mẹ tôi thật khôn ngoan. Trong Tông thư Rosarium Virginis Mariae (RVM), ĐGH Gioan-Phaolô II đã gọi chuỗi Mân Côi là “con đường chiêm niệm” (a path of contemplation).
Nếu một người trong chúng tôi bỏ lỡ việc lần chuỗi chung với gia đình, mẹ tôi luôn nhắc nhở: “Nhớ lần chuỗi nghe con”. Chúng tôi biết mẹ luôn để chuỗi tràng hạt bên gối đầu để thức giấc có chuỗi lần ngay. Bà tôi cũng khuyến khích chúng tôi: “Nếu các con bắt đầu lần chuỗi Mân Côi và rồi ngủ quên thì các thiên thần và các thánh sẽ đọc xong chuỗi cho các con”.
Từ nhỏ, tôi đã biết kinh Mân Côi là lời cầu nguyện vừa chung vừa riêng, là cách đọc kinh và suy niệm như đọc thần chú lặng lẽ vậy. Điều này làm tôi tin rằng chúng tôi có thể đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria, và có các thánh cùng cầu nguyện với chúng tôi. Việc lần chuỗi Mân Côi dạy tôi biết bổn phận cầu nguyện riêng cũng như với người khác, và tôi có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Chuỗi Mân Côi có thể có tất cả các lợi ích về giáo lý đối với những người hậu hiện đại, thêm vào đó là hiệu quả mạnh mẽ của cách cầu nguyện. Sự phổ biến rộng rãi của việc lần chuỗi Mân Côi giảm sút sau Công đồng Vatican II – một tác động ngoài dự kiến đối với nỗ lực của Công đồng muốn tái tập trung các Kitô hữu vào Chúa Giêsu, Thánh Kinh và Phụng vụ. Nhưng khi ĐGH Gioan-Phaolô II chú giải trong Tông thư RVM về kinh Mân Côi: “Nhờ Mẹ Maria về đặc tính, trong trái tim là một lời cầu nguyện mà Đức Giêsu là trung tâm và có chiều sâu của các sứ điệp Phúc Âm trong toàn bộ”.
Điều chú ý đối với Tông thư RVM là ĐGH Gioan-Phaolô II thêm 5 mầu nhiệm mới vào kinh Mân Côi: Mầu nhiệm sự sáng. Khoảng 500 năm qua, toàn bộ kinh Mân Côi gồm 15 chục, mỗi chục tập trung vào một mầu nhiệm nào đó về cuộc đời Đức Kitô hoặc Mẹ Maria. Sau đó, 15 chục được gom lại thành 3 chuỗi 50 – gọi là năm sự Vui, năm sự Thương và năm sự Mừng.
Tuy nhiên, mầu nhiệm thứ năm mùa Vui tập trung vào việc tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền Thánh – khi Ngài 12 tuổi. Còn mầu nhiệm thứ nhất mùa Thương suy niệm sự lo buồn của Chúa Giêsu trong vườn Giêtsimani – một khoảng trống rất lớn. Tôi vui mừng khi ĐGH Gioan-Phaolô II thêm năm mầu nhiệm mới tập trung vào cuộc đời Chúa Giêsu. Khi người Công giáo lần chuỗi năm sự Sáng, chúng ta có thể đào sâu sự nhận thức của chúng ta và tận tâm sống làm môn đệ của Chúa Giêsu.
Chúng ta không thể xác định cách nào và khi nào kinh Mân Côi bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Truyền thống cổ nói rằng kinh Mân Côi được Đức Mẹ đích thân trao cho thánh Đa Minh. Mặt khác, các tu sĩ Đa Minh đã góp phần tiêu chuẩn hóa và đại chúng hóa kinh Mân Côi qua suốt thế kỷ 15 và 16. ĐGH Piô V, một tu sĩ dòng Đa Minh, đã thành lập lễ Đức Mẹ Mân Côi (nay kính vào ngày 7/10). Ngài tin hiệu quả của kinh Mân Côi bằng việc chiến thắng người Thổ Nhĩ Kỳ trong trận Lepanto năm 1571.
Khoảng năm 1000, người ta bắt đầu đọc 150 kinh Lạy Cha, chia thành ba bộ 50 và đếm bằng xâu chuỗi hạt, gọi là tràng hạt (paternosters). Điều này trở thành phổ biến là “thánh thi của người đau khổ” (the poor man’s Psalter) vì là “bản sao” của các tu sĩ mỗi ngày đọc 150 Thánh vịnh. Khi lòng sùng kính Mẹ Maria tăng lên hồi thế kỷ 12, các tu sĩ chiêm niệm khổ tu dòng Xitô và dòng thánh Bruno đã góp phần phát triển và đại chúng hóa kinh Kính Mừng.
Quan trọng là hình ảnh Thiên Chúa mà Giáo hội rao giảng là người nghiêm khắc và phán xét. Đây là lý do tại sao lòng sùng kính Đức Mẹ tăng lên, vì người mẹ yêu thương có vẻ dễ gần gũi hơn người cha nghiêm khắc.
Kinh Mân Côi nổi bật từ khuynh hướng của các Kitô hữu bình thường được kêu gọi để cầu nguyện thường xuyên, để thánh hóa thời gian và công việc suốt ngày. Họ biết các tu sĩ nam nữ cũng làm vậy với Kinh Nhật tụng của Giáo hội. Nhưng giáo dân không có thời gian để đọc kinh chung. Khuynh hướng của họ cầu nguyện riêng. Kinh Mân Côi nổi lên từ khuynh hướng tốt của dân thường mà bí tích Rửa Tội kêu gọi họ tới đời sống thiêng liêng. Điều này đòi hỏi việc cầu nguyện thường xuyên.
Ngày nay chúng ta nên được hướng dẫn bởi các khuynh hướng khôn ngoan của họ. Việc cầu nguyện thường xuyên sẽ luôn là chủ yếu để nâng đỡ đời sống Kitô hữu. Tiếp theo, chúng ta cần nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa và mối quan hệ của Ngài với chúng ta xuyên suốt thời gian và các hoạt động của cuộc sống – không chỉ ở trong nhà thờ. Các Kitô hữu được rửa tội không thể ủy thác cho người khác – như các tu sĩ nam nữ trong các tu viện – để cầu nguyện thay họ. Chúng ta cần cầu nguyện cho mình, cho nhau và cho Giáo hội – dù chúng ta cầu nguyện một mình.
Chắc chắn những rắc rối của cuộc sống có thể lắng dịu nhờ cầu nguyện và suy niệm bằng việc lần chuỗi Mân Côi.
Cách tốt nhất để lần chuỗi Mân Côi? Truyền thống là suy niệm về mầu nhiệm mỗi chục kinh hơn là tập trung vào lời kinh. Như vậy, với mầu nhiệm thứ nhất mùa Vui về việc Truyền tin, mỗi người có thể nghĩ về sáng kiến tuyệt diệu của Thiên Chúa, về sự cởi mở của Mẹ Maria sẵn sàng thực hiện Ý Chúa,… Cũng có thể tưởng tượng và sống trong bối cảnh khi Sứ thần Gabriel hiện ra với Đức Mẹ, lắng nghe để trao đổi giữa Sứ thần và Đức Mẹ,… Mục đích của việc suy niệm như vậy là đưa mầu nhiệm vào cuộc sống thường nhật để khuyến khích cương vị tông đồ của mỗi Kitô hữu.
ĐGH Gioan-Phaolô II khôn ngoan nhận xét rằng chúng ta có trong chuỗi Mân Côi “một kho tàng được tái phát hiện”.
(chuyển ngữ từ Catholic Digest)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi -
Ngày 23/12: Thánh Gioan Kenty, linh mục -
Ngày 21/12: Thánh Phêrô Canisiô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 14/12: Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/12: Đức Mẹ Guađalupê -
Ngày 11/12: Thánh Ðamasô I, giáo hoàng -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231)