Các tài liệu chép tay của Vatican được “số hoá”

WHĐ (21.03.2014) – Hôm thứ Năm 20-03 vừa qua Công ty NTT Data của Nhật Bản đã ký một hợp đồng về việc lưu trữ theo dạng kỹ thuật số 3.000 tài liệu chép tay của Thư viện Vativan từ nay đến năm 2018.
Hợp đồng này trị giá 18 triệu euro, trung bình mỗi tài liệu 6000 euro. Giám đốc điều hành công ty NTT Data, ông Toshio Iwamoto, cho biết đây chỉ là giai đoạn đầu. NTT Data là một Công ty khá nổi tiếng ở Nhật Bản trong việc số hóa Thư viện của Quốc hội nước này. Tại Roma, mục tiêu cuối cùng là số hóa - để bảo vệ - 82.000 bản chép tay của Thư viện Vatican. Công trình này đã khởi sự từ vài năm nay với đợt đầu tiên gồm 6.000 tài liệu.
Trong số 3.000 tài liệu mà NTT Data sẽ số hoá bằng công nghệ có tên Amlad, có hàng chục bản chép tay có giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt. Đức Tổng Giám mục Jean-Louis Bruguès, Quản thủ Văn khố và Thư viện Vatican từ năm 2012, cho biết: “Các bản chép tay này có xuất xứ từ châu Mỹ trước thời Columbus cho đến Trung Quốc và Nhật Bản ở Viễn Đông, bao gồm tất cả các nền văn hóa và ngôn ngữ đã hình thành văn hóa châu Âu”. Ngài giải thích việc số hoá các tài liệu này là do Toà Thánh muốn “kho tàng bao la này được đưa vào sử dụng, tự do tham khảo trên trên mạng internet”.
Theo trang web của Thư viện Vatican, “kho báu” này cũng bao gồm 1,6 triệu cuốn sách, 8.600 incunabulum (sách của phương Tây in hồi thế kỷ XV-XVI), hơn 300.000 tiền xu và huy chương, 150.000 bản vẽ, khắc và hơn 150.000 bức ảnh. Đây là một gia tài được tích lũy từ khi thành lập Thư viện hồi thế kỷ thứ mười lăm, do công của Đức giáo hoàng Nicolas V, mà Đức Tổng giám mục Bruguès gọi là “vị giáo hoàng đầy tính nhân văn”.
Thư viện Vatican đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tháng Giêng vừa qua, cơ quan lưu trữ của Vatican đã tìm thấy 10.000 tài liệu bằng tiếng Nhật trên giấy gạo gọi là “bộ sưu tập Marega” –theo tên của cha Mario Marega, người thu thập tài liệu này–, mô tả cuộc bách hại các Kitô hữu trong thời kỳ Edo (1603-1867); các tài liệu này sẽ được các nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu trong sáu năm theo một thỏa thuận giữa Thư viện Vatican và chính phủ Nhật Bản.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất

- Các tín hữu vui mừng khi gặp lại Đức Thánh Cha sau gần 40 ngày
-
Các tín hữu vui mừng khi gặp lại Đức Thánh Cha sau gần 40 ngày -
Đức Thánh Cha sẽ xuất viện vào Chúa Nhật ngày 23/3 -
Hơn 1.000 người chuẩn bị gia nhập Giáo hội Công giáo Singapore -
Thống kê năm 2025: Trên toàn thế giới có 1 tỷ 406 triệu người Công giáo -
Phỏng vấn các thuyết trình viên trong Cuộc thường huấn giáo dân tại Giáo tỉnh Sài Gòn từ 13-14/3/2025 -
Phỏng vấn Đức Hồng y Grech, Tổng thư ký Thượng Hội đồng về Đại hội Giáo hội năm 2028 -
Kỷ niệm triều giáo hoàng tại bệnh viện Gemelli -
Đức Cha Baturi: Ngay cả khi đau bệnh, Đức Thánh Cha vẫn đưa ra một chứng tá vĩ đại -
Kỷ niệm 12 năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô