Các Giám mục Âu Châu: Không thể đánh đồng phôi thai với máu và mô
CÁC GIÁM MỤC ÂU CHÂU: KHÔNG THỂ ĐÁNH ĐỒNG PHÔI THAI VỚI MÁU VÀ MÔ
Vatican News
Vatican News (13.09.2023) - Uỷ ban các Hội đồng Giám mục của Liên minh Âu châu, gọi tắt là COMECE, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về dự thảo quan điểm của Nghị viện Âu châu về quy định của cái gọi là “các chất có nguồn gốc từ con người” (SoHO).
Trước đây, khi nói “các chất có nguồn gốc từ con người”, gọi tắt là SoHO, được hiểu là máu và các thành phần của máu và tế bào, được sử dụng để truyền máu, trị liệu, cấy ghép hoặc hỗ trợ sinh sản về mặt y tế, rất hữu ích cho con người. Nhưng ngày 12/9/2023, Nghị viện châu Âu tiến hành bỏ phiếu “Quy định về các thông số chất lượng và an toàn đối với các chất có nguồn gốc từ con người”, với định nghĩa “các chất có nguồn gốc từ con người” mở rộng hơn, có cả phôi thai.
Trong một tuyên bố được đưa ra cùng ngày, cha Manuel Enrique Barrios Prieto, Tổng Thư ký của COMECE, đại diện các Giám mục, cho rằng cách định nghĩa SoHO theo quy định mới này nếu được thông qua thì rất đáng lo ngại, vì việc bảo vệ phôi người là rất quan trọng. Do định nghĩa rộng này, các Giám mục lo ngại cả những em bé được thụ thai tự nhiên chưa có khả năng sống độc lập trong giai đoạn phát triển trước khi sinh cũng có thể nằm trong thuật ngữ “các chất có nguồn gốc từ con người”.
Các Giám mục nhấn mạnh rằng Giáo hội xác tín rằng ngay cả khi chưa được sinh ra, sự sống con người luôn có phẩm giá, quyền và quyền được bảo vệ độc lập. Tuyên bố khẳng định: “Đặt phôi thai ngang hàng với tế bào và mô là không đúng. Làm như vậy, tính đặc biệt và phẩm giá của thôi thai không được tôn trọng”.
Các Giám mục yêu cầu sửa đổi văn bản quy định và nhắc lại tầm quan trọng của việc đào tạo: “Là các Giám mục, nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ sự sống con người trong mọi thời điểm, đặc biệt trong giai đoạn mong manh và dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi luôn cố gắng bảo vệ sự sống và tin rằng nhiệm vụ rất quan trọng của chúng tôi là đào tạo và thông báo cho mọi người, các chính trị gia và quan chức châu Âu về những vấn đề này”.
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất
- Đối thoại cứu độ - Cái khung của nền luân lý tình huynh đệ
-
Đào tạo lương tâm và sự phân định trong Amoris Laetitia: Hướng tới một chuyển đổi hệ hình trong chăm sóc mục vụ gia đình -
Cha Alain Thomasset: “Phẩm giá không gắn liền với vẻ bề ngoài nhưng được ban tặng cùng với sự sống” -
Kénose là gì? -
Căn cước đàn ông, căn cước đàn bà -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần bốn - Đời sống độc thân trinh khiết Kitô giáo -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần ba - Xác thể phục sinh -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác phần một - Con tim được cứu rỗi (Giáo lí về Bài Giảng Trên Núi) -
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Thần học về thân xác – Phần Giới thiệu -
Người Công Giáo có buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng không?
bài liên quan đọc nhiều
- Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay
-
Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay -
Vấn đề nạo phá thai trong giới trẻ ngày nay -
Đồng tính & Hôn nhân đồng tính: Quan điểm của Giáo hội Công giáo -
Có phải tiền là tất cả ? -
Lương tâm của giới trẻ ngày nay -
Ảnh hưởng của vật chất đối với Thanh thiếu niên thời nay -
Thai nhi bị dị tật: Bỏ hay giữ? -
Bác thằng bần -
Đồng tính luyến ái và chuyển giới tính: một nhận định trên phương diện Khoa học và Luân lý Công giáo