Bức tranh "Cuộc dạo chơi của Chúa Hài đồng Giêsu" của Zurbaran
TGPSG / Aleteia -- Có những nhà thờ chứa đựng các kho báu, trong đó, một số tác phẩm của những nghệ sĩ lớn nhất đôi khi lại không được công chúng biết đến, dù tác giả của chúng không hề vô danh. Hãy cùng khám phá lại nhé!
Hôm nay, chúng ta vinh danh họa sĩ Tây Ban Nha Francisco de Zurbaran (1598-1664) mà bức tranh "Cuộc dạo chơi của Chúa Hài đồng Giêsu" của ông vừa mới được phục chế tại nhà thờ Thánh Médard, quận 5, Paris.
Chủ đề của bức họa xem ra khá xa lạ. Thậm chí trong những thi tập về thời niên thiếu của Chúa Giêsu, một cuộc đi dạo của Người cùng vị Cha nuôi cũng hiếm khi được mô tả.
Viện bảo tàng Le Louvre vẫn còn đang giữ một bức tranh của một danh họa Tây Ban Nha khác là Murillo, vẽ vào thời kỳ sau Zurbaran một chút, cũng có cùng chủ đề. Có thể ông này đã lấy cảm hứng từ người tiền bối của mình, vì cách thể hiện rất giống.
Ngoài ra thì không còn gì khác nữa hay gần như vậy. Do đó, bức tranh “Cuộc đi dạo” ở nhà thờ Thánh Médard (quận 5 Paris) phần nào mang tính cách ngoại lệ. Hơn nữa, đây là tác phẩm duy nhất của họa sĩ Tây Ban Nha Francisco de Zurbaran có mặt trong một nơi thờ phượng ở thủ đô nước Pháp.
Những nếp áo lộng lẫy - với màu hồng, màu tím và màu vàng đất. Hai nhân vật chính bước đi trong một khung cảnh đầy những cây cối to lớn, dưới một bầu trời nhiều mây.
Ban đầu, tác phẩm này được thực hiện trong những năm 1630 để đặt nơi bàn thờ chính của tu viện Merci Déchaussée, một dòng tu ở Sévilla, Tây Ban Nha, có ơn gọi đi chuộc kẻ nô lệ. Hiện nay, tu viện biến thành viện bảo tàng mỹ thuật của TP Sévilla và không còn mang tính chất dòng tu nữa.
Trên bức tranh, người ta thấy Chúa Hài đồng Giêsu nắm tay vị cha nuôi của mình và nhìn cha một cách trìu mến, chăm chú - một cách tôn vinh người đã lo cho việc giáo dục cho mình dưới cặp mắt người phàm.
Thánh Giuse, trông trẻ hơn nhiều so với phần lớn những bức tranh thể hiện ngài, đang cầm một cây gậy nở hoa.
Những nếp áo lộng lẫy - với màu hồng, màu tím và màu vàng đất. Hai nhân vật chính bước đi trong một khung cảnh đầy những cây cối to lớn, dưới một bầu trời nhiều mây.
Công việc phục chế bức tranh "Cuộc dạo chơi của Chúa Hài đồng Giêsu" đã đưa ra ánh sáng tác phẩm ít người biết này. Phong cảnh đã phục chế lại được vẻ ban đầu, còn các nếp gấp thì lấp lánh màu sắc nguyên thủy.
Làm sao mà một bức Zurbaran lại có mặt trong nhà thờ Thánh Médard?
Thế là đã hơn 130 năm bức tranh này hiện diện tại nhà thờ Thánh Médard, ngay giữa lòng Paris. Quả vậy, nó đã được cha chánh xứ hồi đó - linh mục Louis Pierre Jouan - mua vào năm 1889. Chắc chắn là vì cha Louis đã muốn trang trí thêm cho nhà thờ của mình, sau khi nó bị phá hoại vào thời Công Xã.
Phải chăng những bức tranh bị hư hỏng nên cần phải được tu sửa, hay đây chỉ là do lòng tôn kính Thánh Giuse của cha xứ? Khó lòng mà biết được. Nhưng điều chắc chắn là nhờ óc thẩm mỹ của vị linh mục này mà nhà thờ Thánh Médard đã trình ra trước công chúng hình ảnh của Thánh Giuse - một nhà giáo dục đồng hành cùng trẻ thơ Giêsu.
bài liên quan mới nhất
- Chúa hiển dung dưới mắt của danh họa Raphael
-
Bức tranh ‘Dưới chân Chúa’ của họa sĩ Tôn Thất Văn -
Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994) -
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng -
Triển lãm Mỹ Thuật “Máng Cỏ Nhân Sinh” 2014 -
Cảm mến tình yêu nghệ thuật “Về Nguồn” -
Triển lãm Tranh Lê Hiếu & Giới thiệu Thơ Lãng Đãng -
Triển lãm Tranh, Tượng mỹ thuật với chủ đề: Lời ngỏ tình yêu -
Triển Lãm Mỹ Thuật Tôn Giáo & Nhân Văn 5 Năm Nhìn Lại
bài liên quan đọc nhiều
- Người ta nghĩ Da Vinci sai, nhưng khoa học chứng minh là ông đúng
-
Lịch sử hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại tại Việt Nam -
Chuyện lạ từ Bích họa Bữa Tiệc Ly và Danh họa Leonardo Da Vinci -
Nhà điêu khắc, kiến trúc sư, hoạ sĩ Michelangelo (1475-1564) -
Đại lễ 'Lòng Chúa Thương Xót' và bức tranh 'Tôma cứng lòng' -
Sự thật về nguồn gốc bức hình “Đức Mẹ Việt Nam” của cố họa sĩ Nam Phong (1917 - 1994) -
Năm Dần nói chuyện cọp trong nghệ thuật -
“Hành trình Emmaus” trong hội họa -
17 thế kỷ hội hoạ kitô giáo -
Họa sĩ Lê Văn Đệ: người đầu tiên khám phá tranh lụa truyền thống Việt Nam