Bangladesh: Hàng triệu trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng
Nhiều năm qua giá lương thực trên thế giới rơi vào khủng hoảng. Nhất là trong nửa đầu năm 2011 giá lương thực đã tăng phi mã do thời tiết xấu tàn phá vụ mùa và gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp tại một số quốc gia xuất khẩu chính của thế giới.
Hậu quả là giá cả liên tục tăng chống mặt và nhiều gia đình có thu nhập thấp ở Dhaka và toàn Bangladesh gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc kiếm cơm ăn mỗi ngày.
“Tôi đã không mua sữa cho mấy đứa con từ hồi đầu tháng Mười Một và chỉ có thể mua được trứng cho chúng một hoặc hai lần mỗi tháng” – Shaheda Akhter, mẹ của bốn đứa con, buồn bã cho biết.
“Hai đứa con trai lớn 12 và 14 tuổi đã phải bỏ học để làm việc giúp đỡ gia đình”- chị nói.
Latifur Rahman làm nghề kéo xe cũng có hoàn cảnh tương tự. “Chúng tôi chỉ đủ tiền mua thịt cho cả gia đình một hoặc hai lần một năm,” ông nói.
“Tôi kiếm được 200-250 taka (2-3 đôla Mỹ) mỗi ngày. Chỉ có một đứa con trai của tôi đi học. Tôi hy vọng sẽ cho thêm hai đứa nữa đến trường nhưng không biết có kham nổi không”.
Những câu chuyện trên được dẫn trong bản phúc trình mới đây của tổ chức từ thiện Save the Children có trụ sở tại Anh. Theo phúc trình, trong vòng 15 năm tới sẽ có 500 triệu trẻ em bị còi cọc về thể chất và trí tuệ bởi không có đủ thức ăn.
Phúc trình có nhan đề “Một cuộc sống không có đói kém: hãy giải quyết nạn suy dinh dưỡng trẻ em”, được dựa trên khảo sát do tổ chức Globescan tiến hành tại Ấn Độ, Bangladesh, Peru, Pakistan và Nigeria, nơi mà một nửa trẻ em suy dinh dưỡng của thế giới sinh sống.
Trong khi đó các phát hiện khác cho rằng một trong sáu phụ huynh, như Shaheda Akhter, buộc con cái phải nghỉ học để đi làm nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, giám đốc Save the Children phát biểu rằng “thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu tử vong ở trẻ em, giảm từ 12 triệu xuống còn 7,6 triệu. Nhưng cái đà này sẽ bị ngưng lại nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề suy dinh dưỡng”.
“Nước Anh nên dẫn đầu trong việc giảm đói nghèo và bảo vệ trẻ em trong lúc giá lương thực tăng lên – ông đề nghị – và việc này nên bắt đầu tại một hội nghị thượng đỉnh về đói kém của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tại London trong Thế vận hội mùa hè này.”
Save the Children lưu ý tỷ lệ trẻ em còi cọc ở Bangladesh đã giảm từ 68% năm 1990 xuống 43% trong những năm gần đây, 3% mỗi năm là một kết quả đạt được nhanh nhất trong số các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, ước tính khoảng 7 triệu trẻ em ở Bangladesh có thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng, một trong những quốc gia mà tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em cao nhất thế giới.
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19