Bản Ghi nhớ cho việc Chăm sóc Mục vụ Di dân

Bản Ghi nhớ cho việc Chăm sóc Mục vụ Di dân

Bản Ghi nhớ cho việc Chăm sóc Mục vụ Di dân

BẢN GHI NHỚ
CHO VIỆC CHĂM SÓC MỤC VỤ DI DÂN

Thiên Chúa đi trước và đồng hành với Dân Ngài
cũng như với tất cả con cái Ngài ở mọi nơi và mọi thời

Khởi đi từ những tâm tình và hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp nhân Ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn lần thứ 110 năm 2024: Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Ngài[1],
cùng với những chia sẻ kinh nghiệm mục vụ Di dân của quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý đoàn thể,
và đặc biệt với những huấn từ của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng,

Ban Mục Vụ Di Dân TGP Sài Gòn xin ghi nhận một vài điểm trong Bản Ghi Nhớ này để định hướng cho việc chăm sóc Mục vụ Di Dân tại các giáo xứ trong Tổng giáo phận Sài Gòn:

  1. Di dân là một vấn đề lớn của thời đại, luôn có những khó khăn và thách đố nhất định nào đó, cũng như có cả các giá trị tích cực. Vì thế, các thành phần Dân Chúa, nhất là quý linh mục, cần có một cái nhìn tích cực hơn về Di dân, vì đây là một cơ hội để chúng ta làm chứng về một Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Ngài”, và cũng là một cơ hội để mở ra cho những phát triển trong đời sống đức tin, từ đó, tạo nên một “Giáo hội Hiệp Hành”: Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ.
  2. Chiều kích Hiệp thông

Cần có sự nối kết giữa “vùng đi và vùng đến”:
- Với giáo xứ tại quê nhà, cần giúp cho anh chị em Di dân chuẩn bị tốt những hành trang cần thiết (những thông tin nơi đến, những chứng nhận bí tích, giáo lý,…)
- Tại giáo xứ nơi đến, cần sẵn lòng đón tiếp anh chị em Di dân, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm giúp họ nhanh chóng hội nhập với những sinh hoạt ngoài xã hội (chỗ ở, việc làm, phúc lợi xã hội,…) hay những sinh hoạt trong cộng đoàn giáo xứ (cử hành bí tích, giáo lý, thủ tục Hôn Phối [2], đăng ký nhập xứ,…)

  1. Chiều kích Tham gia:

- Một đàng, mời gọi các Hội đoàn, các nhóm, các chuyên viên cùng tham gia trong việc chăm sóc mục vụ Di dân ở cấp độ giáo xứ hay giáo phận;
- Mặt khác, giúp cho anh chị em Di dân ý thức rằng, mình thuộc về một cộng đoàn giáo xứ; mời gọi tham dự và tạo điều kiện cho những sinh hoạt của anh chị em Di dân (Hội, Nhóm, Đồng hương,…).
- Tuy nhiên, với các hội nhóm này, cần tránh những sinh hoạt mang tính cục bộ, hay óc bè phái, để tất cả làm nên một đại gia đình Giáo hội duy nhất.

  1. Chiều kích Sứ vụ:

- Biến những khó khăn, thách đố trở thành những cơ hội để cùng nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin, đó là sứ vụ cho việc chăm sóc mục vụ Di dân.
- Lập kênh truyền thông để nối kết, kịp thời thông tin và hướng dẫn cho anh chị em Di dân những điều cần thiết cho đời sống đức tin;
- Thiết lập những địa điểm sinh hoạt cho anh chị em Di dân ngoại kiều;
- Quan tâm đến các Lưu Xá dành cho các em sinh viên Di dân;
- Đồng thời, giúp họ ý thức sống đúng căn tính là một người Công Giáo, để cùng Loan Báo Tin Mừng qua những công việc thường ngày.

  1. Sau cùng, khởi đi “từ trái tim đến trái tim”, cần có những chăm sóc mục vụ tốt nhất cho anh chị em Di dân.

Hãy chăm sóc nhau như anh chị em trong đại gia đình Giáo hội.
Chớ gì chúng ta biết cùng đồng hành với anh chị em Di dân”, cùng nhau thực hiện sự “hiệp hành.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và giúp sức cho tất cả chúng ta.

                                        Giáo xứ Thanh Đa, ngày 30.9.2024
                               TM. Ban Mục Vụ Di Dân TGP Sài Gòn
                                                               Linh mục đặc trách
                                                   Phaolô Nguyễn Phong Phú


[1] Sứ điệp của ĐTC Phanxico nhân ngày Thế Giới Di Dân và Tị Nạn - Lần thứ 110 – năm 2024, Nt. Anna Ngọc Diệp, OP

Chuyển ngữ từ: vatican.va (03. 06. 2024)

[2] Theo “QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÔN PHỐI ÁP DỤNG CHO TOÀN GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM”, của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được ban hành ngày 17.4.2024.

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top