4 bước đơn giản để thải độc kỹ thuật số cho tâm hồn
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, cuộc sống của chúng ta thường xuyên và nhất thiết phải gắn bó với kỹ thuật công nghệ. Trong khi những chiếc điện thoại thông minh và những chiếc máy tính mang lại vô số lợi ích, việc dành quá nhiều thời gian trước màn hình đôi khi lại khiến chúng ta mất kết nối với đức tin và với chính mình. Hàng loạt các thông tin và thông báo liên tục có thể làm chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung cầu nguyện, suy tư và tương tác thực với mọi người.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng bản chất công nghệ không phải là kẻ thù. Ngược lại, chúng có thể là một công cụ hữu hiệu để củng cố hành trình đức tin của chúng ta. Hơn nữa, công nghệ là một khía cạnh cơ bản của đời sống con người.
Nhiều ứng dụng Công giáo có các lời cầu nguyện hằng ngày, các bài đọc Kinh thánh và thậm chí là cả những bài hướng dẫn suy niệm. Các nguồn tài nguyên trực tuyến này cho phép chúng ta tiếp cận những bài nói chuyện truyền cảm hứng, các đoạn phim mang tính giáo dục và các cộng đồng đức tin. Phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp chúng ta kết nối với những người có cùng đức tin và cho phép chúng ta chia sẻ câu chuyện đức tin của mình.
Cũng giống như phần lớn những thứ khác, vấn đề nằm ở chỗ ta biết tìm được sự cân bằng lành mạnh. Dưới đây là một số cách để “thải độc kỹ thuật số cho tâm hồn”.
Dành thời gian cụ thể mỗi ngày để tắt điện thoại và ngắt mọi kết nối với Internet. Hãy dùng thời gian này để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh hoặc đơn giản là hồi tâm trong thinh lặng.
Hãy tự thiết kế một không gian riêng trong nhà bạn, nơi không có sự hiện diện của công nghệ, chẳng hạn như tại bàn ăn hay một góc cầu nguyện nào đó. Điều này giúp hình thành nên bầu khí thinh lặng và tập trung vào những hoạt động quan trọng.
Trong một thế giới tràn ngập sự ồn ào náo nhiệt thì chính bầu khí thinh lặng cho phép chúng ta lắng nghe tiếng Chúa nói. Hãy dành thời gian cho những hoạt động giúp chúng ta có được sự thinh lặng nội tâm, như là tập trung thời gian để hòa mình vào thiên nhiên, hoặc thực hành định tâm, cầu nguyện qua hơi thở, giống như các thiền sư ngày xưa hay làm.
Mặc dù cộng đồng trực tuyến có thể tốt nhưng vẫn không thể thay thế được việc tương tác trực tiếp ở thế giới thực. Hãy thường xuyên tham dự Thánh lễ, tham gia các hoạt động của giáo xứ, vun đắp sự tương tác trực tiếp với những người anh chị em cùng đức tin.
Sự cân bằng cho phép kỹ thuật công nghệ trở thành phương tiện giúp củng cố chứ không phải là rào cản đức tin của chúng ta. Bằng cách ngắt kết nối với máy móc công nghệ và kết nối lại với chính mình và với Thiên Chúa, chúng ta có thể cảm nghiệm được sự bình an nội tâm sâu xa, tìm thấy mục đích sống và sự kết nối trong cộng đồng Công giáo của mình.
Chuyển ngữ: Hoàng Nam
Chuyển ngữ từ: Aleteia
Nguồn: dongten.net
bài liên quan mới nhất
- Hy vọng trong thời đại kỹ thuật số: Những đề xuất mục vụ cho giới trẻ
-
Tông thư Miranda Prorsus - Điều kỳ diệu được mặc khải của Đức Thánh Cha Piô XII -
Vatican ra mắt bảng giới thiệu trực tuyến về Hồng y đoàn -
Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ -
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo