Vatican và Trung Quốc thảo luận về bổ nhiệm giám mục
WGPSG / CNA -- Vào ngày 14-2-2020, tại Munich nước Đức, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher - ngoại trưởng cuả Vatican - và Ông Vưong Nghị (Wang Yi) - Ủy viên Hội đồng Nhà nước kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc - đã gặp nhau để thảo luận về các thỏa thuận của năm 2018 về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.
Cuộc họp ngày 14-2 này diễn ra bên lề hội nghị An Ninh quốc tế ở Munich.
Theo một thông cáo báo chí từ Tòa Thánh, “Trong cuộc gặp gỡ diễn ra cách thân tình, hai bên đã đề cập đến sự tiếp xúc ngày càng tiến triển tích cực theo thời gian.”
Văn phòng báo chí của Tòa Thánh viết: “Đặc biệt, cuộc gặp gỡ có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hiệp Định Lâm Thời, kí ngày 22-9-2018, đề cập đến việc đề cử các giám mục, làm mới lại ý định tiếp tục đối thoại ở cấp độ song phương, thúc đẩy đời sống Giáo Hội Công Giáo và lợi ích của người dân Trung Quốc.”
Văn phòng báo chí cũng “đánh giá cao những nỗ lực loại trừ dịch bệnh virus corona và tình liên đới với những người dân bị ảnh hưởng.”
Từ ngày 27-1-2020, Vatican đã gửi khoảng từ 600.000 đến 700.000 khẩu trang đến 3 tỉnh của Trung Quốc để giúp ngăn chặn sự lây lan của virus corona, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng cầu nguyện cho những người bị nhiễm bệnh trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 26-1-2020.
Cuối cùng, văn phòng báo chí kết luận: Hai bên kêu gọi sự khao khát hợp tác quốc tế nhiều hơn để thúc đẩy sự chung sống hòa bình, đồng thời quan tâm đến việc đối thoại về văn hóa và nhân quyền.
Giáo hội ở Trung Quốc đại lục bị phân rẽ làm hai từ 60 năm trước, giữa một bên là giáo hội thầm lặng - bị đàn áp cùng với các giám mục được chỉ định nhưng lại thường không được chính quyền Trung Quốc công nhận, và một bên là Hiệp hội Công giáo yêu nước (CPCA - Chinese Patriotic Catholic Association) - một tổ chức được nhà nước chuẩn nhận.
Thỏa thuận tháng 9 năm 2018 giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh nhằm mục đích bình thường hóa tình trạng của những người công giáo Trung Quốc và hiệp nhất giữa Giáo Hội thầm lặng và CPCA. Thỏa thuận này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các tổ chức nhân quyền và một số chức sắc giáo hội như: Đức Hồng y Joseph Zen Zekium, nguyên Giám mục Hồng Kông...
Lê Quốc Vũ phỏng dịch theo CNA / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô XIV kêu gọi Iran và Israel xử trí với “trách nhiệm và lý trí”
-
Đức Lêô XIV: Phêrô và Phaolô, mẫu gương của hiệp thông và hòa hợp -
Đức Lêô XIV nói với người Công giáo Ukraina: “Đức tin của anh chị em đang bị thử thách” -
Kỷ niệm 10 năm Tòa Thánh công nhận Nhà nước Palestine -
Sứ điệp Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi các linh mục nhân ngày Thánh hoá các Linh mục năm 2025 -
Đức Lêô XIV: Xin cho các linh mục được Tình Yêu Chúa uốn nắn -
Đức Leo XIV khích lệ các Giáo hội Đông phương tiếp tục làm chứng giữa đau thương chiến tranh -
Đức Lêô XIV kêu gọi các Giám mục trở thành người kiến tạo hiệp thông -
Đức Lêô XIV: Hãy đến với Chúa Giêsu, nguồn hy vọng chữa lành chúng ta! -
Đức Lêô XIV nhắn nhủ các chủng sinh nhiệt thành với đời sống linh mục
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y