Tòa Thánh tố cáo thiệt hại nhân mạng vì nạn buôn bán khí giới bất hợp pháp

NEW YORK: Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikat, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã mạnh mẽ tố cáo các thiệt hại nhân mạng do nạn buôn bán khí giới bất hợp pháp gây ra trên thế giới, và khẳng định rằng không thể coi khí giới như bất cứ thứ hàng hóa nào khác.
Đức Tổng Giám Mục Francis Chullikat đã đưa ra lời tố cáo trên đây trong bài phát biểu trước phiên họp thứ III của Ủy ban của Liên Hiệp Quốc chuẩn bị cho Thỏa hiệp buôn bán vũ khí, diễn ra trong các ngày 11-15 tháng 7 vừa qua tại New York. Thỏa hiệp này sẽ được dự kiến ký vào năm tới 2012.
Vị trưởng phái đoàn Tòa Thánh tham dự phiên họp nhấn mạnh rằng sự lan tràn của bất cứ loại vũ khí nào cũng khích lệ các cuộc chiến địa phương, bạo lực thành phố và mỗi ngày giết hại quá nhiều người trên thế giới. Vì thế cộng đồng quốc tế phải cấp thiết đưa ra một dụng cụ pháp luật chống lại việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp, với các tiêu chuẩn được thừa nhận và phê chuẩn trên bình diện quốc tế. Các khổ đau, xung khắc, mất trật tự, các vi phạm quyền con người, các cuộc khủng hoảng nhân bản, các tội phạm, bạo lưc và kinh hoàng là hậu qủa của các vụ làm ăn bằng vô trách nhiệm bằng cách buôn bán khí giới.
Ngoài ra, phái đoàn Tòa Thánh cũng nêu lên các hậu qủa tai hại khác đối với điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em cũng như sự phát triển toàn vẹn của các dân tộc. Tòa Thánh khích lệ tiến trình, mà Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu từ năm 2006 cho tới nay, trong việc đưa tới một Thỏa Hiệp về việc buồn bán vũ khí nội trong năm 2012 tới đây. Mục đích là thăng tiến các tiêu chuẩn bắt buộc đối với việc buôn bán khí giới, và đạn dược, cũng như các dụng cụ kỹ thuật sản xuất chúng. Cần phải có một dụng cụ pháp luật quốc tế mạnh mẽ, đáng tin cậy, hữu hiệu và cụ thể, để kiểm thực tính cách đáng tin cậy chính trị và thiện chí thực sự của các quốc gia, làm sao để chúng lãnh trách nhiệm luân lý và pháp luật giúp củng cố việc kiểm soát quốc tế. Ngoài ra, để cho một Thỏa hiệp được hoàn toàn, Tòa Thánh yêu cầu các quốc gia đừng lơ là với tầm quan trọng của việc trợ giúp và bồi thường cho các nạn nhân của các vũ khí. Sau cùng mục tiêu chính phải là cứu vãn sự sống con người và xây dựng một thế giới tôn trọng phẩm giá con người hơn, chứ không phải chỉ để giải quyết vấn đề buôn bán khí giới bất hợp pháp.
(RG SD 21-7-2011)
bài liên quan mới nhất

- Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô
-
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y