Tòa Thánh kêu gọi chống lại các nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói và bất bình đẳng
Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève, kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới nhân danh tình liên đới và công ích, chống lại đói nghèo và sự chênh lệch.
Hôm thứ Năm 11/3/2021, phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič nói: “Đại dịch Covid-19 đòi hỏi một lập trường có trách nhiệm của toàn thể cộng đồng quốc tế. Ngày nay, hơn bao giờ hết, cộng đồng quốc tế phải hợp lực để tìm kiếm một tương lai bền vững, bao gồm và công bằng cho tất cả”.
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh đề cập đặc biệt đến các nước kém phát triển, nơi phải gánh chịu nhiều nhất về tình trạng khẩn cấp y tế do những khó khăn đã có từ trước, bao gồm “thu nhập bình quân đầu người thấp, mức độ phát triển toàn diện con người không đủ và rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài”. Đức Tổng Giám mục nhắc lại: “Khi đối mặt với quá nhiều đau khổ và nghịch cảnh, chúng ta không thể chỉ im lặng, nhưng qua các quyết định, chúng ta được kêu gọi thực hiện cam kết chung của chúng ta vì lợi ích của gia đình nhân loại. Chúng ta được kêu gọi suy nghĩ và hành động trong tình liên đới, điều đó cũng có nghĩa là chống lại các nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói và bất bình đẳng”.
Đại diện Tòa Thánh nói thêm: “13% dân số thế giới thuộc các nước kém phát triển. Hàng ngày các nước này đang đấu tranh chống lại đói nghèo, tìm kiếm tăng trưởng kinh tế cao hơn, để đạt được chuyển đổi cơ cấu và xây dựng năng lực sản xuất. Nhưng đại dịch đã làm trầm trọng thêm những thách đố này, đưa các quốc gia này đến một viễn cảnh rất ảm đạm, đặc biệt liên quan đến việc đạt được các mục tiêu về y tế và giáo dục”.
Đức Tổng Giám mục đã chỉ ra rằng, thực tế, nhiều người dân đang áp dụng các chiến lược gây nguy hiểm hơn nữa cho những mục tiêu này, chẳng hạn như giảm lượng thức ăn lành mạnh và bổ dưỡng hoặc tình trạng trẻ em bỏ học, trong khi xuất khẩu giảm trên toàn cầu, khiến sinh kế của người dân ở các nước kém phát triển gặp nhiều rủi ro.
“Vậy phải làm gì để giúp đỡ người nghèo và người dễ bị tổn thương trong thế giới chúng ta?”, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh đặt câu hỏi và ngay lập tức đưa ra đề nghị: “Một quốc gia kém phát triển, thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới không bắt buộc phải áp dụng các quy định của Hiệp định Quyền Sở hữu Trí tuệ (Trips), cả khi quốc gia đó vẫn nằm trong danh mục các nước kém phát triển và trong thời hạn mười hai năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc quyết định loại quốc gia này ra khỏi danh mục này”. (CSR_1820_2021 )
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y