Tin vào Đức Kitô Phục sinh
Quý vị thính giả thân mến,
Hôm qua Chúa nhật thứ V mùa Chay, trong bài huấn dụ ngắn trước Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chia sẻ về ý nghĩa sự phục sinh và mời gọi mọi người canh tân niềm tin của mình vào Đức Kitô phục sinh và tin tưởng vào sự sống vĩnh cửu do Người ban tặng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn hai tuần lễ nữa là đến lễ Phục Sinh, tất cả các bài đọc phụng vụ Chúa nhật đều nói về sự phục sinh, chưa phải về sự phục sinh của Chúa Giêsu, điều sẽ xảy ra như một sự tất yếu, nhưng về sự phục sinh của chúng ta, sự phục sinh mà chúng ta trông mong và chính Chúa Kitô sẽ trao ban cho chúng ta: sự trỗi dậy từ cõi chết. Theo đó, sự chết như một bức tường ngăn cản chúng ta nhìn ra xa. Tuy nhiên, con tim chúng ta luôn hướng sang bên kia bức tường đó và ngay cả nếu chúng ta không biết được những điều ẩn dấu, chúng ta có thể suy ngắm và thể hiện ngang qua những biểu tượng niềm khao khát của chúng ta về sự vĩnh cửu.
Khi dân Do Thái bị lưu dày xa đất nước của mình, ngôn sứ Êdêkien đã loan báo rằng Đức Chúa sẽ mở huyệt cho những kẻ bị lưu đày và sẽ đưa họ về đất của họ để được an nghỉ trong bình an (x. Ed 37,12-14). Mong ước của con người được an nghỉ cùng với cha ông là niềm khao khát về một "quê hương" nơi họ được đón nhận sau khi trải qua cõi đời dương thế. Ý niệm này chưa hàm chứa sự phục sinh từ cõi chết, điều chỉ xuất hiện vào cuối sách Cựu Ước và ngay cả vào thời Chúa Giêsu, không phải tất cả mọi người Do Thái đều chấp nhận ý niệm phục sinh. Đối với những người khác, ngay cả các Kitô hữu, niềm tin về sự phục sinh và đời sống vĩnh cửu vẫn còn gây ra nhiều nghi ngờ, khó hiểu bởi sự phục sinh đề cập đến một thực tại vượt quá những giới hạn của lý trí chúng ta và đòi hỏi một niềm tin. Bài Tin Mừng thuật lại việc anh Lazzaro được phục sinh, chúng ta được nghe tiếng nói đức tin của cô Marta, chị của anh Lazzaro. Chúa Giêsu nói: "Em chị sẽ sống lại! " Cô Mácta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết" (Ga 11,23-24). Nhưng Chúa Giêsu nói: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống (Ga 11,25-26). Đây chính là điều mới mẻ xảy đến và vượt qua mọi rào cản. Chúa Ki-tô đánh đổ bức tường sự chết, nơi Ngài chứa đựng sự viên mãn của Thiên Chúa, Đấng là sự sống, sự sống vĩnh cửu. Vì thế, sự chết không còn quyền năng gì trên Người và sự phục sinh của anh Lazzaro là dấu chỉ về sự thống trị hoàn toàn của Ngài trước cái chết thể lý, điều đối với Thiên Chúa chỉ như một giấc ngủ (x. Ga 11,11).
Còn có một cái chết khác, cái chết khiến cho Đức Giêsu trải qua cuộc chiến đấu cam go nhất, buộc Ngài phải trả giá bằng chính thập giá: đó là cái chết tinh thần, là tội, điều đe doạ phá huỷ sự hiện hữu của con người. Để chiến thắng sự chết này, Chúa Ki-tô đã chết và sự Phục sinh của Ngài không phải là sự trở về cuộc sống trước đó mà mở ra một thực tại mới, một "quê hương mới" được gắn kết với Nước Thiên Chúa. Về điều này, thánh Phaolô viết: "Nếu Thần Khí ngự trong anh em, Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới" (Rm 8,11).
Anh chị em thân mến, chúng ta cùng hướng về Mẹ Maria Vô Nhiễm, người đã được tham dự vào sự Phục sinh này, xin Mẹ giúp chúng ta thưa lên với Chúa trong niềm tin rằng: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa" (Ga 11,27), để khám phá ra rằng chính Người là ơn cứu độ cho chúng ta.
Sau kinh Truyền Tin, ngỏ lời với du khách hành hương nói tiếng Anh, Đức Thánh Cha nói: "Tôi nồng nhiệt chào đón anh chị em đến hiệp thông cầu nguyện trong kinh Truyền Tin chúa nhật mùa Chay này. Tin mừng thuật lại cho chúng ta việc anh Lazzaro được chỗi dậy từ cõi chết như một dấu chỉ rằng chính Chúa Giê-su là "sự phục sinh và sự sống" (Ga 11,25). Chúng ta cùng canh tân đức tin của mình trong lời hứa của Chúa Kitô khi chúng ta liên kết với nhau trong lời cầu nguyện cùng với Giáo Hội mừng Mầu Nhiệm Vượt Qua.
Với anh chị em Ba Lan, Đức Thánh Cha bày tỏ: "Hôm nay, khi chúng ta tưởng niệm biến cố đau thương về thảm họa rơi máy bay ở Smolensk, nơi vị cố Tổng thống của đất nước anh chị em qua đời và những người khác trong lễ tưởng niệm ở Katyn, tôi hiệp thông với anh chị em trong lời cầu nguyện đặc biệt cho đất nước của anh chị em. Nguyện xin Đức Kitô, là sự sống và sự phục sinh của chúng ta sẽ đón nhận họ trong vinh quang của Người và an ủi anh chị em trong biến cố đau thương này. Tự con tim mình, tôi chúc lành cho anh chị em và đất nước Ba Lan.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô