Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 45. Thừa tác vụ linh mục
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 45. THỪA TÁC VỤ LINH MỤC
Chẳng phải tất cả những ai chịu phép Rửa Tội đều chia sẻ chức tư tế của Đức Kitô sao? Dân Chúa lại chẳng được gọi là dân tư tế sao? Vậy, tại sao lại phải có một bí tích đặc biệt cho việc phong chức linh mục? Trong Hiến chế tín lý về Giáo Hội, có một đoạn văn thường xuyên gây tranh cãi, nguyên văn thế này: “Mặc dù chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật của linh mục khác nhau về bản chất, nhưng cả hai tùy thuộc lẫn nhau” (GH số 10, Sách GLHTCG số 1547). Thế nhưng, khác biệt về bản chất nghĩa là gì? Phải chăng các linh mục hoàn toàn khác với những người đã chịu Phép Rửa? Công Đồng lại không muốn quá nhấn mạnh đến linh mục tới mức coi linh mục như ở trên và chống lại giáo dân sao?
Ở đây, cách đơn giản nhất để giải thích giáo huấn Công đồng là phân biệt giữa mục đích và phương tiện. Mọi sự trong Hội Thánh đều nhằm phục vụ mục đích này: kết hợp con người với Thiên Chúa và với nhau. Nói cách khác, toàn bộ mục đích của Hội Thánh là sự thánh thiện: “Thánh ý của Thiên Chúa là anh em được thánh hóa” (1Thes 4,3). Dĩ nhiên Hội Thánh không phải là cứu cánh tự tại, nhưng như Công đồng nói, Hội Thánh là một “bí tích” nghĩa là “dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hiệp nhất nhân loại”. Chúng ta thể hiện “chức tư tế cộng đồng” qua việc sống ân sủng của bí tích Rửa Tội trong đời sống của mình, “đời sống tin, cậy, mến, theo Thánh Thần” (số 1547). Như thế, có thể nói rằng “chức tư tế cộng đồng” trở thành thực tại sống động nơi sự thánh thiện của các Kitô hữu.
Hội Thánh có những phương thế nhờ đó đời sống ân sủng được phát triển, những phương thế do chính Đức Kitô thiết lập và Hội Thánh phát triển lên. Lời của Thiên Chúa và các bí tích chính là những “phương thế cứu độ” do Thiên Chúa ban. Ngoài ra, những cơ cấu, luật lệ, tổ chức của Hội Thánh cũng là những phương thế. Tất cả đều nhằm phục vụ cùng một mục đích: cứu độ con người và thánh hóa họ. Hiểu như thế, chức linh mục thừa tác là để phục vụ chức tư tế cộng đồng. Chức tư tế thừa tác “giúp làm tăng trưởng ân sủng Phép Rửa của mọi Kitô hữu. Đó là một phương thế qua đó Đức Kitô xây dựng và dẫn dắt Hội Thánh của Người. Vì vậy chức tư tế thừa tác được trao ban qua một bí tích riêng, là bí tích Truyền Chức Thánh” (số 1547).
Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao chức linh mục là một thừa tác vụ: “Chức tư tế thừa tác hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Kitô và vào chức tư tế duy nhất của Người, và được thiết lập vì con người và cộng đoàn Hội Thánh”; “Quyền thánh chức không là gì khác hơn quyền năng thánh thiêng của Đức Kitô” (số 1551). Đó là lý do tại sao Đức Kitô đã hỏi thánh Phêrô ba lần ‘Con có yêu mến Thầy không’ trước khi trao cho Phêrô sứ vụ chăm sóc đoàn chiên Chúa (Ga 21,15-17).
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 13/01: Thánh Hilaire, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
-
Ngày 07/01: Thánh Raymond de Penyafort - Linh mục -
Ngày 04/01: Thánh Elizabeth Ann Seton -
Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu -
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính)
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Giữ chay và ăn chay