Tìm hiểu Sách GLHTCG - Phần II: Các bí tích - Bài 28. Bí tích của các bí tích
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 28. BÍ TÍCH CỦA CÁC BÍ TÍCH
Bảy bí tích làm nên một toàn thể, trong đó mỗi bí tích có vị trí riêng của mình. Và dĩ nhiên, bí tích quan trọng nhất và vĩ đại nhất là bí tích Thánh Thể. Cũng chính vì thế, được gọi là “Bí tích của các bí tích”: “Tất cả các bí tích khác đều quy hướng về bí tích Thánh Thể như về cùng đích” (GLHTCG số 1211).
“Mầu nhiệm đức tin” Mysterium fidei! Linh mục chủ tế kêu lên như thế sau phần Truyền Phép. Tiếng kêu ấy có nghĩa gì? Phải chăng chúng ta đang chạm đến một mầu nhiệm đức tin? Đúng thế, có nhiều mầu nhiệm đức tin, nghĩa là những thực tại mà chúng ta chỉ có thể chạm đến và đón nhận nhờ đức tin. Chẳng hạn, mầu nhiệm về chính Thiên Chúa, Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi, rồi mầu nhiệm về Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật.
Ngoài ra, tiếng kêu ấy muốn nói rằng chính Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin. Trong bí tích Thánh Thể, Hội Thánh cử hành tất cả những gì Hội Thánh tin, toàn bộ đời sống Hội Thánh. Chính vì thế, Công Đồng Vaticanô II gọi bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu” (số 1324). Ở đây chúng ta gặp được sự giao thoa giữa hai chuyển động trong đời sống Kitô hữu: một đàng là Thiên Chúa “đi xuống” với con người, đàng khác là con người “đi lên” với Chúa.
Thiên Chúa đi xuống với con người vì bí tích Thánh Thể là quà tặng lớn lao nhất Thiên Chúa ban cho chúng ta. Ngài ban chính Con của Ngài: “Bánh của Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống và ban sự sống cho thế gian… Ta là Bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn Bánh này sẽ sống muôn đời; và Bánh Ta ban chính là Thịt Mình Ta cho thế gian được sống” (Ga 6,33). Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của mọi ân huệ Thiên Chúa ban vì “chứa đựng” chính Đức Kitô (số 1324), Đấng mà Chúa Cha “trao nộp vì chúng ta” và nơi Đấng ấy, Thiên Chúa ban cho chúng ta “mọi sự” (Rm 8,32). Nơi bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta. Ngài ngỏ Lời của Ngài cho chúng ta. Ngài giao hòa chúng ta với Ngài qua hy lễ tình yêu; Ngài ban tặng sự sống của Ngài cho ta qua Bánh hằng sống; Ngài sai chúng ta đi làm sứ giả của Ngài (số 1332).
Đồng thời con người đi lên với Thiên Chúa, vì bí tích Thánh Thể cũng là “suối nguồn và chóp đỉnh” của lời con người đáp lại Thiên Chúa. Đó là lời cầu nguyện tuyệt hảo vì bí tích Thánh Thể hiện tại hóa sự hiến dâng chính mình của Chúa Giêsu lên Chúa Cha. Đó là hy lễ tuyệt hảo vì nơi bí tích này, chúng ta tháp nhập của lễ và chính bản thân mình vào hy lễ của Chúa Kitô. Đó là bí tích của “việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của Dân Thiên Chúa” (số 1325).
Tóm lại, bí tích Thánh Thể là bản toát yếu và tổng luận của đức tin Kitô giáo.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, Tử đạo tiên khởi -
Ngày 23/12: Thánh Gioan Kenty, linh mục -
Ngày 21/12: Thánh Phêrô Canisiô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 14/12: Thánh Gioan Thánh Giá, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/12: Đức Mẹ Guađalupê -
Ngày 11/12: Thánh Ðamasô I, giáo hoàng -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 07/12: Thánh Ambrôsiô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 06/12: Thánh Nicôla, giám mục
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 08/12: Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231)