Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 5. Đức Kitô trong các bí tích
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 5. ĐỨC KITÔ TRONG CÁC BÍ TÍCH
Bí tích là gì? Thưa, là một dấu chỉ giác quan nhận biết được, hay đúng hơn, là một hành động biểu tượng, gồm lời nói và cử chỉ, và hành động ấy thực hiện điều nó biểu thị (GLHTCG số 1084). Chẳng hạn, bí tích Rửa tội chủ yếu hệ tại ở việc đổ nước ba lần cùng với việc đọc công thức rửa tội: “Cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Điều mà nghi thức bên ngoài thể hiện cũng tạo hiệu quả bên trong: ơn tha thứ tội lỗi và tái sinh trong đời sống mới.
Các bí tích bắt nguồn từ chính đời sống của Đức Kitô. Trong cuộc sống trần thế, Chúa Giêsu thường sử dụng những dấu chỉ và hành động biểu tượng để minh họa cho lời rao giảng của Người (số 1151). Chẳng hạn trong các phép lạ chữa lành, chúng ta gặp được nguyên mẫu của các bí tích (số 547). Hãy đọc lại phép lạ chữa lành cho người phụ nữ mắc bệnh loạn huyết. Thánh Marcô kể rằng bà ta chạm đến gấu áo Chúa và ngay lập tức được chữa lành. Còn Chúa Giêsu ghi nhận “quyền năng từ nơi Người phát ra” (Mc 5,30). Các bí tích tiếp tục điều mà Chúa Giêsu đã làm (số 1115). Qua các bí tích, Chúa Giêsu “chạm” đến chúng ta để chữa lành và ban cho ta sự sống của Chúa. Các bí tích là quyền năng phát xuất từ Thân Thể Đức Kitô (số 1116). Trong mỗi bí tích, chúng ta gặp gỡ Đức Kitô như những người ngày xưa đã được gặp Chúa trong cuộc sống trần thế. Người thiết lập các bí tích để ngày nay, trong tư cách là Đấng Phục Sinh, Người vẫn tiếp tục ở với chúng ta qua những dấu chỉ bí tích.
Cũng như đối với nhiều người ngày xưa, Đức Kitô chỉ là con ông thợ mộc, chẳng có gì đáng quan tâm (số 423), thì ngày nay, những ai không nhìn các bí tích với cặp mắt đức tin, cũng thấy nó vô nghĩa. Bởi lẽ thần tính của Đức Kitô bị ẩn giấu trong thân phận làm người, và cũng thế, quyền năng thần linh trong các bí tích là quyền năng vô hình. Chúng ta nhìn thấy nước khi làm Phép Rửa, nhìn thấy bánh và rượu trên bàn thờ khi cử hành Thánh Thể, nhưng chính nơi những dấu chỉ hữu hình này mà quyền năng thần linh của Đức Kitô hoạt động.
Thực ra, chúng ta chỉ có thể chạm đến thực tại vô hình của ân sủng được ban trong các bí tích khi chúng ta tin vào Đức Kitô. Cách nào đó, Đức Kitô là Bí Tích nguyên thủy (số 774) vì nơi lời nói và hành động nhân loại của Người, thần tính của Người đang hiện diện và hoạt động. Càng tin vào Đức Kitô mạnh mẽ bao nhiêu, chúng ta càng trân trọng các bí tích bấy nhiêu.
Công đồng Vatican II nói rằng Hội Thánh cũng như là bí tích (số 775): “Hội Thánh có đặc điểm là vừa mang tính nhân loại vừa mang tính thần linh, vừa hữu hình vừa hàm chứa những thực tại vô hình”. Nhìn từ bên ngoài, có những lúc xem ra Hội Thánh thật mong manh, kể cả nhiều thiếu sót, thế nhưng sự sống thần linh đang chảy trong mạch máu của Hội Thánh, vì Hội Thánh là “khí cụ của Đức Kitô” và là “bí tích của ơn cứu độ”, qua đó Đức Kitô chữa lành và giải thoát chúng ta.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 04/01: Thánh Elizabeth Ann Seton
-
Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu -
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 03/11: Thánh Martinô de Porres, tu sĩ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi