Tìm hiểu Sách GLHTCG – Phần II: Các bí tích - Bài 4. Quyền năng của Thánh Thần trong phụng vụ
TÌM HIỂU SÁCH GIÁO LÝ
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
Phần II: CÁC BÍ TÍCH
Bài 4. QUYỀN NĂNG CỦA THÁNH THẦN TRONG PHỤNG VỤ
“Ngài là Đấng ban sự sống!” Chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính như thế. Như thánh Augustinô nói, như linh hồn đóng vai trò thế nào với thân xác, thì Chúa Thánh Thần cũng như thế đối với Hội Thánh (GLHTCG số 797). Tất cả những gì thực sự sống động trong Hội Thánh đều là nhờ Chúa Thánh Thần. Dĩ nhiên sự hiện diện của Ngài là sự hiện diện ẩn giấu. Người ta chỉ có thể thấy hoạt động của Ngài qua những hoa trái. Sách Giáo Lý liệt kê bốn công việc, qua đó chúng ta có thể nhận biết Chúa Thánh Thần: (1) Ngài chuẩn bị cho con người đến gặp gỡ Đức Kitô; (2) Ngài tỏ hiện Đức Kitô và Lời của Người cho chúng ta; (3) Ngài làm cho Đức Kitô hiện diện; (4) Ngài hiệp nhất con người với Đức Kitô (số 737). Đây chính là điều được thực hiện cách đặc biệt trong phụng vụ (số 1092).
Nhìn từ bên ngoài, xem ra chính chúng ta là người cử hành phụng vụ, nhưng thực ra quyền năng đích thực của phụng vụ phát xuất từ Chúa Thánh Thần, hay chính xác hơn, từ sự hợp tác giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh (số 1091). Hãy nhìn lại bốn công việc đã nói ở trên.
Nếu Phụng Vụ phải là cuộc gặp gỡ Đức Kitô thì chúng ta cần phải chuẩn bị. Đức tin được khơi dậy, con tim mở ra. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể đón nhận ân sủng Thiên Chúa ban qua phụng vụ (số 1098). Không có lực sĩ hay nghệ sĩ nào bắt tay vào việc mà không chuẩn bị. Chính Chúa dạy chúng ta tầm quan trọng của thời gian chuẩn bị. Qua lịch sử lâu dài của Cựu Ước, Thiên Chúa chuẩn bị cho dân Israel và cả nhân loại đón nhận Đức Kitô (số 1093). Chính vì thế, những yếu tố của Cựu Ước không bao giờ vắng mặt trong phụng vụ của Hội Thánh. Đó là trường học qua đó Thiên Chúa dẫn chúng ta đến chỗ sẵn sàng đón nhận Đức Kitô (số 1094).
Chúa Giêsu đã hứa rằng Thánh Thần sẽ làm cho chúng ta nhớ lại tất cả những gì Người đã nói (Ga 14,26). “Nhớ lại” những kỳ công của Thiên Chúa luôn luôn là thành phần thiết yếu trong phụng vụ (số 1103). Trong Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta nghe lại những biến cố lớn trong Cựu Ước, cũng như những lời và hành động của Chúa Giêsu được ghi sâu vào ký ức chúng ta (số 1100). Chính Chúa Thánh Thần làm cho những gì chúng ta nghe trở nên sống động, đi vào tâm hồn (số 1101).
Tuy nhiên, điều được nhớ lại nay thực sự hiện diện. Cụ thể nhất là trong cử hành Thánh Thể. Nhờ lời cầu khẩn Thánh Thần, những gì mà Phụng Vụ nhắc lại cho chúng ta (Hôm trước ngày chịu khổ hình… ) nay trở thành hiện tại (Này là Mình Thầy… Này là Máu Thầy… ). Phụng Vụ không chỉ gợi nhớ các biến cố mà còn làm cho biến cố ấy hiện diện, nhờ Chúa Thánh Thần (số 1104).
Nhờ Chúa Thánh Thần chuẩn bị, nhắc nhớ và làm cho những lời và hành động của Đức Kitô thành hiện tại, chúng ta đạt đến mục đích là “ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần” (số 1109). Trong mọi hoạt động phụng vụ, Chúa Thánh Thần muốn nối kết chúng ta với Đức Kitô để làm nên Thân Thể của Người trong sự hiệp thông huynh đệ (số 1108).
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Ngày 04/01: Thánh Elizabeth Ann Seton
-
Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu -
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 03/11: Thánh Martinô de Porres, tu sĩ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi