Thông cáo của Bộ giáo lý đức tin: ĐTC không thay đổi đạo lý Giáo Hội về ngừa thai và tính dục
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 không thay đổi đạo lý của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai.
Hôm 21-12-2010, Bộ giáo lý đức tin đã công bố một thông cáo bác bỏ những giải thích sai lầm lập trường của ĐTC Biển Đức 16 trong cuốn sách ”Ánh sáng thế gian” về tính dục. Nguyên văn thông cáo viết:
”Nhân dịp xuất bản cuốn sách phỏng vấn ĐTC Biển Đức 16 ”Ánh sáng thế gian”, đã có nhiều giải thích sai trái được phổ biến, gây hoang mang về lập trường của Giáo Hội Công Giáo đối với một số vấn đề liên quan tới luân lý tính dục. Tư tưởng của ĐGH thường bị lợi dụng vào những mục tiêu và ý đồ không liên hệ gì tới ý nghĩa những lời của ngài, mặc dù người ta hiểu được thật rõ ràng tư tưởng ấy nếu đọc trong toàn bộ các chương nói về tính dục con người. Chủ ý của ĐTC thật rõ ràng: đó là tìm lại sự cao cả trong chủ đích Thiên Chúa về tính dục, tránh sự tầm thường hóa tính dục như đang thấy ngày nay. Một số giải thích đã trình bày những lời của ĐGH như những lời khẳng định trái ngược với truyền thống luân lý của Giáo Hội; giả thuyết này được một số người chào mừng như một khúc quanh tích cực; trái lại, một số khác thì bày tỏ lo âu, như thể đó là một sự đoạn tuyệt với đạo lý về việc ngừa thai và với thái độ của Giáo Hội trong cuộc chiến chống Sida.
”Trong thực tế, những lời của ĐGH đặc biệt ám chỉ tới một thái độ tháo thứ trầm trọng là việc mại dâm (Xc Ánh sáng thế gian, ấn bản tiếng Ý thứ I, tháng 11-2010, tr. 170-171), không hề thay đổi luân lý cũng như việc mục vụ của Giáo Hội. Như ta thấy khi đọc đoạn sách vừa nói, ĐTC không nói về luân lý hôn nhân, và cũng không nói tới qui luật luân lý về việc ngừa thai. Quy luật này, vốn là truyền thống trong Giáo Hội, đã được Đức Phaolô 6 lấy lại bằng những từ ngữ thật rõ ràng khi ngài viết trong đoạn số 14 của Thông Điệp ”Humanae vitae”, Sự sống con người, rằng: ”Cũng bị loại bỏ tất cả những hành động, hoặc khi dự trù hành động vợ chồng, hoặc trong khi diễn ra hành động này, hay trong sự phát triển những hậu quả tự nhiên của nó, nhắm như mục đích hoặc như phương tiện, làm cho việc sinh sản không thể xảy ra được”. Thật là một điều hoàn toàn võ đoán và không tương ứng với những lời nói và tư tưởng của ĐTC khi nói rằng người ta có thể rút ra từ những lời của ĐTC Biển Đức 16 ý tưởng theo đó, trong một số trường hợp, được phép dùng bao cao su để tránh những cuộc thụ thai ngoài ý muốn. Trái lại, về vấn đề này, ĐGH đề nghị những con đường có thể thi hành được về phương diện nhân bản và luân lý, trên đó các vị mục tử được kêu gọi ”hơn nữa và tốt đẹp hơn” (Ánh sáng thế gian, tr. 206), nghĩa là những con đường tôn trọng hoàn toàn mối liên hệ không thể tách rời giữa ý nghĩa kết hợp với ý nghĩa sinh sản của mỗi hành vi vợ chồng, nhờ sử dụng những phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên, nhắm sinh sản trong tinh thần trách nhiệm.”
”Về đoạn sách nói trên, ĐTC nói đến một trường hợp hoàn toàn khác biệt trong việc mại dâm, một thái độ mà luân lý Công Giáo vẫn luôn coi là một hành vi vô luân nặng nề (Xc Công đồng chung Vatican 2, Gaudium et Spes, 27; Sách Giáo Lý của Hội thánh Công Giáo, 2355). Về việc mại dâm, khuyến nghị của toàn thể truyền thống Công Giáo - chứ không phải của ĐGH mà thôi - có thể tóm tắt trong những lời của thánh Phaolô: ”Anh chị em hãy xa tránh dâm ô” (1 Cr 6,18). Vì thế, phải bài trừ việc mại dâm, và những tổ chức từ thiện của Giáo Hội, xã hội dân sự và Quốc gia, phải hoạt động để giải thoát những người bị liên hệ.
“Về vấn đề này, cần nói rằng tình trạng xảy ra, do sự lan tràn bệnh Sida hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới, khiến cho vấn đề mại dâm càng bi thảm hơn. Người bị nhiễm vi trùng HIV và do đó có thể làm lây bệnh, không những phạm tội trọng lỗi giới răn thứ sáu, nhưng còn phạm tội lỗi giới răn thứ năm, khi cố tình làm cho sinh mạng người khác bị nguy hiểm, điều này cũng ảnh hưởng với sức khỏe công cộng. Về vấn đề này, ĐTC khẳng định rõ ràng rằng bao cao su không phải là ”giải pháp đích thực và hợp luân lý” cho vấn đề Sida và ngài còn nói: ”chỉ chú ý tới vấn đề bao cao su có nghĩa là tầm thường hóa tính dục”, vì người ta không muốn trực diện với sự lầm lạc của con người vốn là căn cội sự thông truyền bệnh dịch này. Đàng khác, không thể phủ nhận điều này là người sử dụng bao cao su với mục đích giảm bớt nguy hiểm cho sinh mạng của người khác, họ muốn giảm bớt sự ác gắn liền với một thái độ tháo thứ. Theo nghĩa đó, ĐTC nhận xét rằng việc dùng bao cao su, ”trong ý hướng giảm bớt nguy cơ làm lây bệnh, có thể là một bước đầu tiên trên con đường tính dục được sống một cách khác, một thứ tính dục nhân bản hơn”. Nhận xét này hoàn toàn dung hợp với một lời khẳng định khác của ĐTC: ”Đây (việc sử dụng bao cao su) không phải là một cách thức đích thực để đương đầu với sự ác là sự nhiễm vi trùng HIV”.
Một số người giải thích những lời của ĐTC Biển Đức 16 bằng cách nại tới lý thuyết được gọi là ”sự ác nhỏ hơn”. Nhưng lý thuyết này có thể đưa tới những giải thích sai trái về tích cách tương ứng (Xc Gioan Phaolô 2, Thông điệp Ánh quang chân lý, nn.75-77). Một hành động là xấu do đối tượng của nó, dù đó là một sự ác nhỏ hơn, cũng không thể muốn nó một cách hợp pháp. ĐTC không nói rằng việc mại dâm với việc sử dụng bao cao su có thể được thực hiện một cách hợp pháp như một sự ác nhỏ hơn, như một vài người đã chủ trương. Giáo Hội dạy rằng mại dâm là vô luân và phải bài trừ nó. Tuy nhiên người thực hành mại dâm, mà bị nhiễm HIV, cố gắng giảm bớt nguy cơ làm lây bệnh, kể cả bằng cách sử dụng bao cao su, hành động này có thể một bước đầu tiên tiến tới sự tôn trọng sinh mạng của người khác, cho dù sự ác của việc mại dâm vẫn còn nguyên với mức độ trầm trọng của nó. Những phán đoán này phù hợp với tất cả những gì truyền thống thần học luân lý của Giáo Hội đã chủ trương.
Kết luận: trong cuộc chiến đấu chống Sida, các phần tử và tổ chức của Giáo Hội Công Giáo biết rằng họ phải gần gũi với con người qua việc săn sóc các bệnh nhân; họ cũng biết rằng phải huấn luyện tất cả mọi người sống sự tiết dục trước hôn nhân và chung thủy trong hôn nhân. Về vấn đề này, cũng phải tố giác những thái độ tầm thường hóa tính dục, vì như ĐGH đã nói, những thái độ ấy là nguyên nhân gây ra một hiện tượng nguy hiểm: nhiều người không còn nhận thấy trong tính dục một sự biểu lộ tình yêu của họ nữa. ”Vì thế việc chống lại sự tầm thường hóa tính dục cũng là thành phần của tranh đấu để tính dục được nhìn một cách tích cực, và để nó có thể tạo nên hậu quả phúc lợi trên con người toàn diện” (Ánh sáng thế gian, p.170)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô