Thời đại của những con người phi thường đã qua

Trong sách Sáng Thế có viết: “Có những con người phi thường trên trái đất vào những ngày đó …. Đó là những anh hùng thuộc các chiến binh danh tiếng”. Câu Kinh thánh này mang tính thần thoại, nhưng đối với Giáo hội Công giáo tại châu Á quả thực có một thời có những con người phi thường trên trái đất, và đó là các giám mục.
Cái chết mới đây của Đức Giám mục Francisco Claver có thể đánh dấu sự chấm hết cho thời đại đó.
Tôi chưa từng gặp mặt Đức cha Claver, mặc dù ngài có đến chủng viện của tôi ở Mỹ và gây ấn tượng mạnh mẽ nơi chủng sinh chúng tôi. Rõ ràng ngài là vị mục tử tận tâm với Giáo hội, dân Chúa được giao cho ngài coi sóc. Sau đó, sự tận tâm này đã sinh hoa kết quả trong khi ngài làm việc với Đức Hồng y Jaime Sin của Manila mang lại dấu chấm hết chế độ độc tài Marcos trong hòa bình ở Philippines năm 1986.
Thật lạ khi nhớ lại cách đây hai thập niên tên của nhiều giám mục châu Á trong đó có Claver và Sin, nổi tiếng không chỉ trong Giáo hội địa phương mà còn trên cả thế giới.
Đức Hồng y Kim Sou-hwan của Seoul biến nhà thờ chính tòa Myongdong thành một điểm tập trung và tị nạn cho những người phản đối chế độ quân phiệt ở Hàn Quốc. Tôi từng đọc bài viết về ngài trên báo chí Mỹ.
Đức Giám mục Nobuo Soma, cùng với các Đức Giám mục Fumio Hamao và Sei’ichi Shirayanagi (sau này cả hai đều được tôn phong hồng y) dẫn dắt Giáo hội Nhật Bản công khai hối lỗi về những việc Giáo hội đã làm và những gì chưa làm được trong thời kỳ chủ nghĩa bành trướng quân sự Nhật Bản trong các thập niên 1930 và 1940.
Điều này đánh dấu một cam kết mới trong việc quan tâm trình bày giáo huấn của Giáo hội về nhân phẩm, hòa bình và công lý ở Nhật. Khi Đức cha Soma qua đời năm 1997, tin này còn được đưa trên các phương tiện truyền thông trong nước.
Khi các khâu chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục Á châu Ngoại thường tại Vatican năm 1998 đang được tiến hành, các giám mục Nhật Bản do Đức Hồng y Shirayanagi và Đức cha Hamao dẫn đầu đã đi đầu trong cái thực tế mà nói là cuộc khởi nghĩa Á châu chống các chức sắc và giới trí thức của giáo triều vốn cho rằng họ sẽ kiểm soát các đề tài, các cuộc thảo luận và kết quả của cuộc họp.
Đây chỉ là một vài ví dụ về những giám mục ở châu Á có tầm nhìn về sứ mạng của Giáo hội tập trung vào những thử thách, cơ hội và nhu cầu của người dân và Giáo hội Á châu.
Những con người này nổi tiếng và được tôn trọng bên ngoài Giáo hội vì cam kết bảo vệ kẻ yếu khỏi bất công về chính trị và kinh tế. Trong Giáo hội, họ nổi tiếng (và đôi khi bị phản đối) bởi cam kết mạnh mẽ trong việc tìm ra những lối sống và phương pháp truyền giáo có thể phát triển và lớn mạnh nơi các dân tộc và văn hóa xung quanh chúng ta.
Những con người đó đã dạy cho chúng ta điều gì về sự lãnh đạo trong Giáo hội? Mặc dù họ xuất thân từ các nền văn hóa và hoàn cảnh Giáo hội khác nhau, nhưng họ có chung một đặc điểm: đức tin vững chắc vào Đức Kitô giúp họ trở thành những người can đảm loan báo Tin Mừng.
Các lãnh đạo chính trị và tôn giáo không thể lôi kéo các ngài ra khỏi việc ưu tiên Nước Thiên Chúa dành cho người nghèo trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Trong thời gian từ khi các giám mục đó rút lui do chết hoặc nghỉ hưu, đã có chuyện xảy ra cho các Giáo hội Á châu. Thật ra mà nói chúng ta thiếu lãnh đạo. Chúng ta có các nhà quản lý và chỉ đạo. Đôi khi họ là các nhà quản lý và chỉ đạo tốt. Tuy nhiên cái thời mà người bên trong và ngoài Giáo hội kỳ vọng vào các lãnh đạo Công giáo Á châu đã qua rồi.
Chúng ta có còn được nhìn thấy những kiểu người như các ngài nữa không?
Linh mục William Grimm thuộc dòng Maryknoll chịu trách nhiệm xuất bản của UCA News và là cựu trưởng ban biên tập của tờ tuần báo Công giáo Nhật Bản “Katorikku Shimbun”
bài liên quan mới nhất

- Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea
-
Đức Hồng y Parolin: Đức Thánh Cha chưa bao giờ ngừng cai quản Giáo hội -
TGM Fisichella: Cha giải tội chào đón người đến xưng tội, tìm kiếm người còn xa cách Giáo hội -
Đức Thánh Cha cảm ơn các Thừa sai Lòng Thương Xót làm chứng cho gương mặt yêu thương của Chúa Cha -
Lễ truyền chức cho Đức giám mục Lào gốc Việt đầu tiên -
Đức Thánh Cha đau buồn trước động đất ở Myanmar, Thái Lan và cháy rừng tại Hàn Quốc -
Ban Điều hành mới của Văn phòng Truyền thông Xã hội - Liên Hội đồng Giám mục Á Châu -
Bác sĩ điều trị cho Đức Thánh Cha: ngài hồi phục là phép lạ nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu -
Tĩnh tâm Giáo triều Mùa Chay 2025, bài 10: Đón nhận sự biến đổi -
Các tín hữu vui mừng khi gặp lại Đức Thánh Cha sau gần 40 ngày
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023