Thế vận hội Olympic: Nếu tình huynh đệ là huy chương đẹp nhất
Vatican News (19.7.2021) - Trước thềm khai mạc Thế Vận Hội Olympic 2021, sáng ngày 19/7, tác giả Alessandro Gisotti, biên tập viên của Vatican News có một bài bình luận về Thế Vận Hội dựa trên tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxicô, nơi đó, giáo huấn của ngài về thể thao như một cách thức để tăng cường sự hòa hợp giữa các dân tộc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đến tiềm năng giáo dục của thể thao cho giới trẻ, và tầm quan trọng của việc “tham gia” và chơi công bằng, cũng như giá trị của sự thất bại, vì sự vĩ đại của một người được nhìn thấy khi người ấy ngã nhiều hơn là khi họ chiến thắng, trong thể thao cũng như trong cuộc sống.
Về chủ đề này, hồi đầu năm, Đức Thánh Cha đã nhận xét trong một cuộc phỏng vấn dài với trang báo thể thao Gazzetta dello Sport rằng: “Chiến thắng chứa đựng cảm giác vui sướng khó tả, nhưng thất bại cũng có điều gì đó tuyệt vời (...) Từ những thất bại, chiến thắng đẹp đẽ được sinh ra, bởi vì khi nhận ra sai lỗi thì khát vọng sửa sai được nhen nhóm. Tôi cũng muốn nói rằng: ai chiến thắng thì không biết mình mất gì”.
Do đó, trong một thời điểm được đánh dấu bởi sự đứt gãy và phân cực ở mọi thể loại, thì đối với Đức Thánh Cha, như ngài nói với các vận động viên của Thế Vận Hội đặc biệt, thể thao là “một trong những ngôn ngữ phổ quát vượt qua những khác biệt về văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể lý, và có khả năng gắn kết mọi người, khiến họ tham gia vào cùng một cuộc chơi và các nhân vật chính của chiến thắng và thất bại đều cùng nhau”.
Thế Vận Hội Olympic 2021 được gọi là “Thế vận hội buồn”. Tại Tokyo, để tránh sự lây lan Covid-19, khán đài của các sân vận động sẽ không có khán giả, các vận động viên không được phép ôm nhau; các vận động viên sẽ phải tự đeo huy chương lên cổ để tránh mọi tiếp xúc có thể.
Tuy nhiên, trong bầu khí ảm đạm vì đại dịch, ý nghĩa và giá trị của sự kiện - tinh thần huynh đệ, hòa hợp giữa các dân tộc như được thể hiện trên logo 5 vòng khuyên đang xen nhau - được gia tăng. Đây là một thông điệp mà chắc chắn ngày nay rất cần, khi chúng ta thấy mình “cùng trên một chiếc thuyền” để đối mặt với muôn vàn khó khăn trong một thời đại thay đổi bất ngờ với những hậu quả khó lường.
Do đó, ngày nay, hơn bao giờ hết, thách thức không chỉ là giành huy chương vàng – như ước mơ và mục tiêu của mọi vận động viên Olympic - mà là tất cả cùng nhau giành chiến thắng huy chương của tình huynh đệ nhân loại.
Nguồn: vaticannews.va/vi/
bài liên quan mới nhất
- Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha
-
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô