Thánh tích bàn chân của Thánh Maria Mađalêna tại Rôma
TGPSG / EWTN – Như nhiều câu chuyện liên quan đến các di vật cổ xưa, thánh tích bàn chân trái của Thánh Maria Mađalêna đã bị lãng quên suốt nhiều thế kỷ trước khi được phát hiện lại vào năm 2000.
Trong hơn một thập kỷ qua, những mảnh xương này, được lưu giữ trong một bình thánh tích bằng bạc có hình dạng bàn chân, đã được trưng bày để các tín hữu kính viếng tại Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Baotixita thành Florentina, một ngôi thánh đường nằm ngay bên kia dòng sông của Vatican.
Một truyền thuyết được nhiều tín hữu cho rằng phần lớn hài cốt của người phụ nữ đầu tiên được diện kiến Đấng Phục sinh hiện đang được lưu giữ tại nhiều nơi ở Pháp. Những di hài này đã được chuyển từ Constantinopolis (Byzantium) sang Pháp như một món quà mà vua Giêrusalem dâng tặng cho vua Pháp vào thế kỷ thứ IX.
Người ta kể rằng, trên hành trình đến Pháp, thi hài Thánh Maria Mađalêna đã đi ngang qua Rôma, và một phần xương bàn chân của ngài đã được trao tặng cho Đức Giáo hoàng. Thánh tích này, được tin là từ bàn chân đầu tiên đã bước vào ngôi mộ trống của Đức Kitô, đã được đặt để kính viếng trong một nhà nguyện tại đầu cầu Thiên Thần - Sant’Angelo.
Vào thời xưa, việc băng qua cây cầu cổ Sant’Angelo bắc ngang sông Tiber là con đường nhanh nhất để các khách hành hương từ trung tâm Rôma tiến về Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô cổ.
Tại địa điểm đó, bàn chân của vị “tông đồ của các Tông đồ” vì thế trở thành thánh tích cuối cùng mang tính biểu tượng mà các khách hành hương kính viếng trước khi đến mộ Thánh Phêrô.
Bình thánh tích bằng bạc lưu giữ thánh tích này được cho là tác phẩm của nghệ nhân Benvenuto Cellini, có niên đại vào thế kỷ XVI.
Từ đây, hành trình của thánh tích dường như bị thất truyền, cho đến đầu thiên niên kỷ mới, khi nó được tình cờ tìm thấy và đưa vào trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật thánh nhỏ khai trương năm 2001, thuộc giáo xứ của Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Baotixita thành Florentina.
Ngôi vương cung thánh đường này — không xa cầu Sant’Angelo — được hoàn tất vào thế kỷ XVII. Một điểm đáng chú ý trong lịch sử của thánh đường là Thánh Philipphê Nêri đã từng là linh mục quản nhiệm tại đây hơn một thập niên, trước khi sáng lập hội linh mục Oratorians.
Vào ngày 24 tháng 5 năm 2012, thánh tích của Thánh Maria Mađalêna đã được trọng thể cung nghinh từ bảo tàng của thánh đường và đặt vào một nơi tôn kính ở hốc tường bên trái gian cung thánh.
Đức Hồng y Carlo Caffarra, từng là Hồng y hiệu tòa của thánh đường này trước khi qua đời năm 2017, đã chủ sự nghi thức tôn kính thánh tích tại vị trí mới.
Buổi tối hôm ấy có phần cử hành Kinh Chiều trọng thể và nghi thức cắt băng khánh thành điểm đón tiếp khách hành hương, đặc biệt là những ai đang bước đi trên tuyến hành hương cổ đại Via Francigena.
Hiện nay, dù bảo tàng nghệ thuật thánh tạm thời đóng cửa, Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Baotixita thành Florentina vẫn luôn mở rộng cửa chào đón người dân địa phương và khách hành hương đến để cầu nguyện, tham dự phụng vụ, chiêm ngưỡng nghệ thuật thiêng liêng, và đặc biệt là kính viếng thánh tích bàn chân của Thánh Maria Mađalêna.
Tâm Bùi chuyển ngữ
từ Catholic News Agency
bài liên quan mới nhất

- Rôma sẵn sàng cho sự kiện Năm thánh Giới trẻ
-
Đức Lêô XIV gửi lương thực hỗ trợ các gia đình tại Ukraina -
8 điều cần biết về Giáo xứ Công giáo duy nhất ở Gaza -
Vatican và hành trình kiến tạo hòa bình tại Gaza -
Sứ điệp của Đức Giáo hoàng Lêô XIV gửi đến trại hè Life Teen -
Đức Lêô XIV kêu gọi ngừng bắn ở Gaza khi điện đàm với Thủ tướng Netanyahu -
Giới trẻ Công giáo kêu gọi giải quyết khủng hoảng di cư với lòng bác ái và cảm thông -
Đức Lêô XIV kêu gọi ngừng bắn tại Gaza -
Thảm cảnh của người Công Giáo ở Gaza -
Đức Thánh Cha gửi sứ điệp video đến “Trận đấu vì Trái tim”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y