Tài liệu của Vatican về sinh thái học toàn diện: Bảo vệ thiên nhiên là trách nhiệm của mọi người
Nhân kỷ niệm 5 năm ngày Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp Laudato Sì, 18/06/2015-18/06/2020, hôm 18/06, các Thánh Bộ của Tòa Thánh đã đưa ra một tài liệu nhắm cung cấp một định hướng về cách hành động của các tín hữu Công giáo và yêu cầu mọi Kitô hữu có một mối quan hệ lành mạnh với công trình sáng tạo.
Tài liệu có tựa đề “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung”, được “Nhóm liên Thánh Bộ của Tòa Thánh về sinh thái học toàn diện” soạn thảo. Nhóm này được thành lập năm 2015 để phân tích cách thức cổ võ và thực hiện nền sinh thái học toàn diện.
Được soạn thảo trước đại dịch Covid-19, tài liệu nhấn mạnh đến sứ điệp chính yếu của Thông điệp Laudato Sì: tất cả mọi thứ được kết nối, không có những khủng hoảng riêng biệt, nhưng một cuộc khủng hoảng môi trường xã hội duy nhất và phức tạp đòi hỏi một sự hoán cải sinh thái thực sự.
Chương I: Giáo dục và hoán cải sinh thái toàn diện
Chương đầu tiên nói về giáo dục và hoán cải sinh thái toàn diện. Tài liệu nhắc lại sự cần thiết hoán cải sinh thái, thay đổi não trạng để quan tâm đến sự sống và công trình sáng tạo, để đối thoại với người khác và nhận thức về mối liên hệ sâu sắc giữa các vấn đề của thế giới. Tầm quan trọng của giáo dục các cấp trong việc hoán cải sinh thái. Những cuộc đối thoại liên tôn, đại kết và hiệp thông trong vấn đề này.
Chương I: Nền sinh thái toàn diện và phát triển con người toàn diện
Chương thứ hai của tài liệu có tựa đề “Nền sinh thái toàn diện và phát triển con người toàn diện”. Chương này nói về chủ đề lương thực và nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Lương thực bị vất đi như thể nó bị đánh cắp từ người nghèo” (LS, 50). Do đó, tài liệu lên án việc phí phạm thực phẩm như một hành động bất công, và mời gọi thúc đẩy nông nghiệp “đa dạng và bền vững”, bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ và tài nguyên thiên nhiên, và nhu cầu cấp thiết của nền giáo dục thực phẩm lành mạnh, cả trong số lượng và chất lượng.
Tài liệu cũng nói đến nước, năng lượng, khí hậu, biển và đại dương. Tài liệu cấp thiết cổ võ “nền kinh tế luân chuyển” không nhắm khai thác quá mức, cần vượt qua ý niệm “rác thải” vì tất cả đều có giá trị.
Chương cuối: Sự dấn thân của Quốc gia thành Vatican
Chương cuối cùng của tài liệu nói về sự dấn thân của Quốc gia thành Vatican. Các hướng dẫn của Thông điệp Laudato Sì được áp dụng trong bốn lãnh vực: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chăm sóc các khu vực xanh và tiêu thụ tài nguyên năng lượng.
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô