Suy niệm Tin Mừng Lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả năm B
Solemnity of the Nativity of St.John the Baptist
Reading I: Is 49:1-6 II: Acts 13:22-26
Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Bài Đọc I: Isaia 49:1-6 II: Cv 13:22-26
-----o0o-----
Gospel
Luke 1:57-66,80
57 When the time arrived for Elizabeth to have her child she gave birth to a son.
58 Her neighbors and relatives heard that the Lord had shown his great mercy toward her, and they rejoiced with her.
59 When they came on the eighth day to circumcise the child, they were going to call him Zechariah after his father,
60 but his mother said in reply, "No. He will be called John."
61 But they answered her, "There is no one among your relatives who has this name."
62 So they made signs, asking his father what he wished him to be called.
63 He asked for a tablet and wrote, "John is his name," and all were amazed.
64 Immediately his mouth was opened, his tongue freed, and he spoke blessing God.
65 Then fear came upon all their neighbors, and all these matters were discussed throughout the hill country of Judea.
66 All who heard these things took them to heart, saying, "What, then, will this child be?" For surely the hand of the Lord was with him.
80 The child grew and became strong in spirit, and he was in the desert until the day of his manifestation to Israel.
Phúc Âm
Luca 1:57-66,80
57 Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai.
58 Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà.
59 Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em.
60 Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: "Không, phải đặt tên cháu là Gioan".
61 Họ bảo bà: "Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả".
62 Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì.
63 Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan". Ai nấy đều bỡ ngỡ.
64 Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa.
65 Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê.
66 Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đâỵ" Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em.
80 Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ítraen.
Interesting Details
• Liturgical note: During the liturgical year, the Church celebrates only three birthdays celebrated in a liturgical year: that of Jesus (Dec 25), of John the Baptist (June 24), and of the Blessed Virgin Mary (Sept 8).
• (v. 59) On the eighth day: The parents of John have him circumcise according to the regulation of the Laws in Lev 12:3.
• (v. 60) He will be called John: In Hebrew, "Yehohanan" or "Yohanan" means "Yahweh is gracious." Like Jesus (Mt 1:21), the name of John was given to his parents by the angel Gabriel before he was born (Lk 1:13).
• (v. 64) His mouth was opened, his tongue is freed: During Elizabeth's pregnancy and childbirth, Zechariah was silent the entire time. The first word he could utter was praising God.
• (v. 66) And the hand of the Lord is with him: Luke presents John as a parallel to Jesus. Both were born by God's intervention; both have a respective mission to fulfill.
• Chi Tiết Hay
• Trong năm phụng vụ, Giáo Hội chỉ mừng sinh nhật của ba người: Đức Giêsu (25 tháng 12), thánh Gioan Tẩy Giả (24 tháng 6) và Đức Trinh Nữ Maria (8 tháng 9)
• (c 59) Cha mẹ của Gioan cho con chịu phép cắt bì vào ngày thứ tám theo luật Lêvi 12:3.
• (c 60) "Tên cháu là Gioan". Theo tiếng Do Thái "Yehohanan" hoặc "Yohanan" nghĩa là "Giavê nhân từ". Tương tự như Đức Giêsu (Mt 1:21), Gioan Tẩy Giả cũng được đặt tên do Thiên sứ Gabriel báo cho cha mẹ. (Lk 1:13)
• (c 64) miệng mở ... Suốt thời gian Isave mang thai và sinh con, Dacaria hoàn toàn câm. Lời đầu tiên ông nói được là để ca ngợi Chúa.
• (c 66) Có những điểm tương đồng khi Luca giới thiệu Gioan và Đức Kitô Cả hai cùng được sinh ra do sự can thiệp của Thiên Chúa. Mỗi người có một sứ vụ riêng để thi hành
One Main Point
The Lord is gracious in granting Zechariah a son, and most gracious in sending us His Son to bring "salvation to the ends of the earth
Một Điểm Chính
Gioan là dấu chỉ "Giavê nhân từ". Thiên Chúa nhân từ khi ban cho ông bà Dacaria một người con. Thiên Chúa còn nhân từ hơn nữa khi ban chính Con Một của mình cứu chuộc chúng ta.
Reflections
1. Describe a time when you like Zachariah, took a step of faith and beginning speaking, praising God.
2. How was "the hand of the Lord" seen in John's life? In your life?
Suy Niệm
1. Hãy nhớ lại một lần trong đời bạn đã mạnh dạn mở miệng ra, như Dacaria, để ca ngợi Thiên Chúa.
2. "Bàn tay Chúa" thể hiện qua cuộc đời Gioan thế nàỏ và "Bàn tay Chúa" cũng đã thể hiện qua cuộc sống của tôi thế nàỏ
3. Tôi có sống như một "dấu chỉ của Thiên Chúa nhân từ" cho anh chị em chăng?
Suy niệm LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Lời Chúa: Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
-----o0o-----
MỤC LỤC
1. Gioan Tiền Hô
2. Thánh Gioan Tiền Hô
3. Cái bóng
4. Sứ mệnh Tiền Sứ của Gioan Tẩy Giả – Lm Đan Vinh
5. Đứa trẻ nầy rồi sẽ thế nào đây – Lm Trần Ngà
6. Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
7. Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Nguyễn Hồng Giáo
8. Gioan Tiền Hô
9. Sinh nhật Gioan
10. Chứng nhân của cõi vĩnh hằng – ĐGM. Bùi Tuần
11. Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
12. Ngài phải lớn lên
13. Gioan Tiền hô: tên gọi
14. Khiêm tốn và chăm chỉ làm việc
15. Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
---------o0o--------
Gioan Tiền hô là người của Thiên Chúa. Ông đã được sinh ra một cách lạ lùng từ một người mẹ thuộc hàng son sẻ và đã cao niên. Son sẻ là một nỗi, tủi nhục đối với người phụ nữ Do Thái vào thời bấy giờ. Bởi vậy, bà Êlisabéth khi biết mình mang thai đã thốt lên:
- Chúa đã làm cho tôi như thế, vào thời Ngài cất nỗi khổ nhục của tôi giữa người đời. Bởi vì lòng dạ không mang thai là một lòng dạ đã chết. Nhưng chính nơi những cái chết ấy mà Thiên Chúa thi thố quyền năng của Ngài.
Lịch sử cũng cho thấy từ những người đàn bà hiếm muộn, Thiên Chúa đã cho trỗi dậy những khuôn mặt lỗi lạc.
Tư tưởng và đường nẻo của Thiên Chúa thì khác với tư tưởng và đường nẻo của chúng ta. Chẳng hạn từ cung lòng Đức Trinh nữ Maria, vị cứu tinh muôn dân mong đợi sẽ ra đời. Và từ cái chết trên thập giá, Thiên Chúa đã làm nảy sinh sự sống mới. Công trình cứu chuộc hoàn toàn là một sáng kiến của Thiên Chúa xuất phát từ tình thương bao la của Ngài.
Ông Giacaria, cha của Gioan Tiền hô, trong lúc hứng khởi vì được chứng kiến những việc lạ lùng Thiên Chúa làm khi khởi đầu thời cứu độ, đã nói về vai trò của Gioan trong bài ca chúc tụng:
- Con sẽ là tiên tri của Đấng Tối cao. Con sẽ loan báo việc Thiên Chúa và dọn đường cho Ngài.
Dọn đường để chào đón một nhân vật quan trọng là một hình ảnh quen thuộc. Đường sá thì ghồ ghề khó đi, dân làng được huy động để san bằng những chỗ lồi lõm. Thế nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ đi trên những con đường xứ Palestine, mà Ngài còn muốn đến với cõi lòng của mỗi người. Và như thế, công việc dọn đường của Gioan có nghĩa là rao giảng sự hoán cải trong dân để được tha thứ: lưỡi rìu đã kề sẵn gốc cây, cây nào không sinh hoa kết trái thì sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa.
Tin mừng đã mô tả Gioan như một vị tiên tri. Ông được xức dầu một cách thiêng liêng ngay từ trong lòng mẹ để hiến dâng cho Thiên Chúa. Ông được đầy tràn Thánh Thần và có được những đặc điểm của một vị tiên tri. Và như các vị tiên tri khác, ông có nhiệm vụ rao giảng sự sám hối ăn năn. Và theo cái nhìn của Chúa Giêsu, ông còn hơn cả vị tiên tri nữa, bởi vì ông là sứ giả của Thiên Chúa:
- Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt ngươi.
Và Chúa Giêsu còn lớn tiếng khẳng định:
- Trong những kẻ bởi người nữ, thì không có ai lớn hơn Gioan. Nhưng người nhỏ hơn trong nước Thiên Chúa, lại lớn hơn ông.
Điều đó có nghĩa là Gioan thuộc về giai đoạn chuẩn bị và trong giai đoạn chuẩn bị này, thì ông là người lớn hơn cả. Nhưng người đến sau ông, tức là Đức Kitô Con Thiên Chúa làm người, vị cứu tinh của thời buổi sau hết, lại lớn hơn ông. Cái lớn lao của ông là cái lớn lao của công việc chuẩn bị, dẫn người ta đến với Đức Kitô, vì thế khi Đức Kitô bắt đầu xuất hiện trước công chúng để rao giảng Tin mừng, thì lập tức ông lui vào bóng tối vì vai trò của ông đã hoàn tất như lời ông đã nói:
- Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi.
Còn chúng ta thì sao? Mỗi người chúng ta cũng phải là một Gioan Tiền hô giữa lòng cuộc đời, nghĩa là chúng ta cũng phải dẫn đưa mọi người đến tìm gặp Chúa. Bởi đó, với một đời sống đạo đức và thánh thiện, bác ái và yêu thương, chúng ta cũng sẽ là những tiền hô, giới thiệu khuôn mặt đích thật của Đức kitô cho những người chung quanh chúng ta.
2. Thánh Gioan Tiền Hô
Suy nghĩ về thánh Gioan Tiền Hô, tôi nhận thấy Ngài có một chỗ đứng quan trọng, một vị trí đặc biệt trong Kinh Thánh cũng như trong phụng vụ.
Trước hết là trong Kinh Thánh.
Thực vậy, không có một vị thán nào mà cuộc đời được Kinh Thánh diễn tả một cách đầy đủ cho bằng thánh Gioan Tiền Hô. Kinh Thánh đã kể lại từ việc ông Giacaria dâng hương trong đền thờ đến việc bà Isave thụ thai. Từ việc Đức Maria tới thăm viếng đến việc bà Isave sinh nở. Từ ngày mở mắt chào đời với những sự việc kỳ diệu của Chúa, đến những năm tháng xuất hiện công khai với một cuộc sống khắc khổ. Từ những lời rao giảng gắt gao cho đến lúc bị tống nục và cái chết anh dũng dưới lưỡi gươm của Hêrôđê. Ngài là vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, nhưng đồng thời lại là một vị thánh lớn của Tân Ước. Ngài chính là một nhịp cầu thông cảm nối liền Cựu Ước với Tân Ước, đến nỗi Chúa Giêsu đã phải lên tiếng ngợi khen: “Trong số những kẻ được sinh ra bởi người nữ, không có ai cao trọng hơn Gioan”.
Tiếp đến là trong phụng vụ.
Đối với tất cả các thánh, chúng ta thường mừng kính vào ngày chết, tức là ngày các ngài được sinh ra cho cuộc sống vĩnh cửu, được bước vào quê hương Nước Trời. Ngoài Chúa Giêsu, thì Giáo Hội chỉ mừng kính ngày sinh của Mẹ Maria và thánh Gioan Tiền Hô mà thôi. Bởi vì tất cả chúng ta, dù là các thánh thì khi mở mắt chào đời, cũng đã mang lấy dấu vết nhơ bẩn của tội nguyên tổ, cũng đã sống trong một tình trạng thù địch với Thiên Chúa. Trong khi đó thì Mẹ Maria được đặc ân vô nhiễm, còn thánh Gioan thì được tẩy sạch nhờ sự thăm viếng của Mẹ Maria, khi còn là một thai nhi trong lòng bà thánh Isave.
Như thế Gioan Tiền Hô đã là thánh kể từ khi lọt lòng mẹ, kể từ khi bắt đầu cuộc sống trần thế. Sở dĩ như vậy vì Chúa muốn cho Gioan được chuẩn bị để báo trước sự xuất hiện của Ngài.
Đúng thế vai trò của Gioan là vai trò của người tiền hô, chuẩn bị cõi lòng mọi người đón nhận Đấng cứu thế, vai trò của người đi trước dọn đường Chúa đến. Nếu Đức Kitô là mặt trời rực sáng thì Gioan Tiền Hô là hừng đông và một khi mặt trời đã xuất hiện ngày mới khởi đầu thì hừng đông không còn nữa. Ý thức được vai trò của mình nên Gioan đã xác quyết với đám đông: “Ngài cần phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi”.
Với chúng ta cũng vậy ngay từ khi chúng ta mở mắt chào đời, Thiên Chúa cũng đã nhìn chúng ta bằng một ánh mắt trìu mến, và nhất là Ngài đã dành cho chúng ta một ơn gọi, ơn gọi ấy là trở nên như những vị tiền hô, chuẩn bị và dọn đường Chúa đến trong tâm hồn những người chung quanh. Thế nhưng chúng ta đã thực sự là những vị tiền hô của Chúa hay là bằng một đời sống bê tha và tội lỗi, gian tham và thù oán, chúng ta đã nhẫn tâm dập tắt ngọn lửa nhỏ bé của những tâm hồn thiện chí, đang muốn tìm gặp Chúa.
3. Cái bóng (Trích ‘Lẽ Sống’ – Radio Veritas Asia)
Có một người khờ nọ muốn thoát khỏi cái bóng của mình... Nhưng càng trốn thì cái bóng càng đeo đuổi anh. Anh lăn lộn trên đất, anh đâm xuống nước, dù anh đi đâu, dù anh làm gì, cái bóng của anh vẫn còn đó.
Có một người khôn ngoan nghe chuyện mới đến cố vấn cho anh khờ. Người khôn ngoan ấy nói như sau: "Để thoát khỏi cái bóng của anh, anh chỉ cần đến đứng dưới bóng của một cây lớn".
Có nép mình dưới bóng cây Thập giá của Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể thoát được cái bóng của không biết bao nhiêu phù phiếm, hư ảo trong cuộc sống của chúng ta.
Hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể ngày sinh của một con người đã từng nép bóng dưới cây Thập giá của Chúa Giêsu. Con người ấy chính là Goan Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế, nhưng đồng thời cũng là người luôn nép bóng trong Chúa Giêsu.
Thánh Gioan đã tóm tắt tất cả cuộc sống củaNgài trong câu nói: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Dưới cái nhìn của con người, như Chúa Giêsu cũng đã có lần khen tặng, Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngày sinh của Ngài được đánh dấu bằng những biến cố khác thường. Sự chào đời của Ngài đã mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người xung quanh. Vị tiên tri được xem là là cao cả nhất trong lịch sử Isreal ấy đã lôi kéo được một đám đông mà chưa từng có vị tiên tri nào đã quy tụ được... Thế nhưng, cuối cùng, để hoàn tất sứ mệnh của mình, con người ấy đã nhỏ lại và mất hẳn trong kiếp tù đày và một cái chết bỉ ổi.
Gioan nhỏ lại trong cái chết ấy, nhưng Chúa Giêsu lớn lên trong Mầu Nhiệm của Ngài, bởi vì cái chết của Gioan là một loan báo về chính cái chết của Chúa Giêsu... Nhưng cũng chỉ trong cái chết của Chúa Giêsu, cái chết của Gioan mới có ý nghĩa... Trong bóng thập giá của Chúa Giêsu, Gioan đã tìm lại được chính mình.
Chúng ta cầu xin điều gì trong ngày sinh của thánh Gioan Tẩy Giả nếu không phải là bước đi trong từng bước nhỏ lại của Ngài. Trong từng bước ấy, chúng ta hãy đặt mình dưới bóng vĩ đại của Thập giá Chúa Giêsu. Chỉ trong chiếc bóng vĩ đại ấy của Thập giá Chúa Giêsu, những nghịch cảnh, những đau thương, những nghi ngờ và ngay cả những cái chết từng ngày sẽ mang lấy ý nghĩa. Và ý nghĩa ấy là gì nếu không phải là sự lớn lên của Đức Kitô trong chúng ta?
Chúng ta có nhỏ lại trong cái nhìn hẹp hòi ích kỷ của chúng ta, chúng ta có nhỏ lại trong những ham muốn ganh tỵ bất chính của chúng ta, chúng ta có nhỏ lại trong hận thù nhỏ nhen của chúng ta, thì lúc đó Đức Kitô mới thực sự lớn lên trong chúng ta.
4. Sứ mệnh Tiền Sứ của Gioan Tẩy Giả – Lm Đan Vinh
I. HỌC LỜI CHÚA
1. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay tập trung vào lễ nghi cắt bì và đặt tên con trẻ Gioan. Khi được chứng kiến những sự lạ lùng, nhất là sự kiện Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm, mọi người đều bỡ ngỡ và thắc mắc về sứ mệnh của em nhỏ sau này. Về sau Gioan đã vào sống trong hoang địa cho đến trước khi Đức Giêsu ra giảng đạo, Gioan đã đến vùng sông Gio-đan thi hành sứ mệnh tiền sứ để giúp dân Ít-ra-en chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Thiên Sai là Đức Giêsu sắp đến.
2. CHÚ THÍCH: PHÉP CẮT BÌ TRONG ĐẠO DO THÁI
+ Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì: Cắt bì là một nghi lễ có từ lâu đời trong đạo Do thái, do lệnh Thiên Chúa truyền (x Gs 5,2). Đây còn là một dấu chỉ hữu hình của Giao ước giữa Thiên Chúa với dân Do thái mà mọi bé trai đều phải mang trên da thịt mình (x Xh 4,26). Tuy nhiên, Ngôn sứ Giê-rê-mi-a lại cho thấy cắt bì trong tâm hồn mới là điều quan trọng (x Gr 9,24; 4,4). Cũng như Gioan, Đức Giêsu cũng đã chịu nghi lễ cắt bì và đặt tên (x Lc 2,21).
+ Về sau, trong thời Giáo hội sơ khai: Theo đề nghị của thánh Phao-lô, để các Ki-tô hữu gốc lương dân khỏi phải chịu đựng cái ách nặng nề của Luật Mô-sê mà họ không chu tòan được (x Gal 6,12.15), thì Công Đồng Giê-ru-sa-lem đã quyết định như sau: Không buộc lương dân muốn gia nhập đạo phải chịu phép cắt bì của đạo Do thái trước khi được lãnh bí tích Rửa tội (x Cv 15,5-6.10-11.28-29), mà chỉ đòi họ có một đức tin hành động nhờ đức ái trong Chúa Ki-tô là đủ (x Gl 5,6).
3. CÂU HỎI:
1- Tại sao bà Êlisabét không đồng ý đặt tên cho con trẻ là Da-ca-ri-a mà là Gioan?
2- Hãy cho biết những sự lạ nào đã xảy ra trong nghi lễ cắt bì và đặt tên của Gioan Tẩy giả?
3- Cắt bì là gì? Những ai được chịu phép cắt bì? Phép cắt bì nhằm mục đích gì ?
4- Tại sao ngày nay khi theo đạo công giáo, lương dân không còn phải chịu phép cắt bì trước khi chịu phép rửa tội để gia nhập vào Hội thánh?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2. CÂU CHUYỆN VÀ SUY NIỆM: CUỘC ĐỜI CỦA GIOAN TIỀN SỨ
Gioan là vị Tiền hô của Chúa Giêsu (x.Mt 3,3). Gioan là con của ông Da-ca-ri-a và bà Êlisabét. Cả hai thuộc dòng tộc tư tế. Bà Êlisabét là chị họ của Đức Maria, nên Gioan là anh bà con của Đức Giêsu. Cha mẹ của Gioan sống ở miền núi xứ Giu-đê (x Lc 1,39). Từ nhỏ, Gioan đã sống cuộc đời ẩn tu khổ hạnh trong sa mạc. Đến năm thứ 15 thời Hoàng đế Tibêria, Gioan mới xuất hiện tại vùng hoang địa miền Giuđê cạnh sông Giođan để rao giảng và làm phép rửa sám hối cầu ơn tha tội (x.Mt 3,1). Phép rửa của ông là một nghi thức thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gioan đã nhận biết Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người với các môn đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,29). Có lần đức Giêsu gọi Gioan là Ê-li-a khác, là người lớn nhất trong Cựu ước, là tiên tri loan báo Nước Trời (x.Mt 11,2 –19; Lc 7,18-33).
Cuộc đời của Gioan kết thúc bằng hình khổ bị chém đầu trong nhà tù, do ông can đảm bênh vực cho công lý, dám lên tiếng can ngăn vua Hêrôđê không được lấy bà chị dâu Hêrôđiađê làm vợ. Do đó ông đã bị tống giam vào ngục và sau đó còn bị giết hại (x. Lc 9,7-9).
3. THẢO LUẬN: Chúng ta cần làm gì để noi gương các nhân đức của Gioan như: khiêm nhường (x Ga 3,30), khó nghèo (x Mc 1,6-8), vâng phục (x Mt 3,13-15), trung tín (x Ga 1,35-37), thật thà (x Ga 1,20-23), dũng cảm (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9).
IV. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊSU. Thánh Gioan đã thực hiện sứ mệnh tiền hô kèm theo những dấu lạ, khiến mọi người phải bỡ ngỡ thán phục. Đời con chẳng có những dấu lạ như thánh Gioan. Cũng như bao người khác, Chúa muốn con trở thành chứng nhân cho tình thương của Chúa. Xin cho con trở thành dấu chỉ để người đời nhận biết Chúa, qua lối sống bác ái yêu thương tha nhân và khiêm nhường phục vụ, nhất là phục vụ những người nghèo đói noi gương Chúa xưa.
- LẠY CHÚA. Thánh Gioan Tẩy giả đã nêu gương khiêm tốn và làm chứng cho Chúa. Làm chứng trong cuộc sống hôm nay chính là: Tự làm mình lu mờ đi bằng việc ít nói về mình, không khoe khoang thành tích của mình, để Chúa được lớn lên nơi tha nhân. Làm chứng cho Chúa hôm nay cũng là: sống điều độ chừng mực, tránh thói tiêu xài xa hoa lãng phí và sự chè chén say sưa. Làm chứng cho Chúa hôm nay còn là chỉ đường giúp nhiều người nhận biết và theo làm môn đệ của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết sống đơn sơ khó nghèo, can đảm làm chứng cho sự thật và không bao giờ chịu lùi bước trước những khó khăn trở ngại gặp phải trong cuộc sống hằng ngày.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
5. Đứa trẻ nầy rồi sẽ thế nào đây – Lm Trần Ngà
Không những thánh Gioan sống đẹp mà chết cũng rất hào hùng…
Một người láng giềng của tôi thuật lại: Trong thời gian người vợ mang thai, anh cầu ngày cầu đêm cho được con trai. Tối 28 tết, anh chồng thấp thỏm chờ đợi thời khắc đứa con chào đời. Hy vọng sẽ là đứa con trai như lòng anh mong ước.
Thế rồi vào khoảng 10 giờ tối, khi nghe cô đỡ báo tin người vợ sinh con trai, anh quá đỗi vui mừng, vội chạy vào nhà lấy hai dây pháo thật dài, treo ngay dưới hai chuồng bồ câu giữa sân, bật quẹt châm ngòi. Hai tràng pháo nổ giòn vang dội cả xóm. Tất cả bồ câu đông đảo trong hai chuồng hoảng hốt vỗ cánh bay tán loạn không sót một con!
Niềm vui có đứa con chào đời quá lớn khiến người cha trót dại treo hai dây pháo ngay dưới chuồng bồ câu khiến chúng bay sạch, gây tổn thất không nhỏ cho kinh tế gia đình.
Một niềm vui còn lớn hơn nhiều đã đến với hai ông bà Da-ca-ri-a khi bé Gioan chào đời. Mọi người lân cận đến chúc mừng hai ông bà được Chúa thương cho sinh con trong tuổi già. Ai cũng chúc mừng mẹ tròn con vuông. Ai cũng trầm trồ khen đứa bé thật dễ thương đang nằm trong lòng mẹ. Ai cũng mỉm cười với bé, đặt nhiều hy vọng vào bé: "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây? Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em” (Lc 1,66).
Thế rồi cậu bé Gioan lớn dần lên theo năm tháng mà không để cho bất kỳ ai thất vọng. Người đã sống đẹp và đã chết hào hùng.
Gioan sống đẹp vì dám từ bỏ đời sống dễ dãi tiện nghi nơi gia đình lối xóm, rút vào trong hoang địa khô cằn để sống gắn bó với Thiên Chúa, chú tâm lắng nghe và thực hiện ý Người.
Gioan sống đẹp khi có được một số môn đệ theo mình, thì người cũng không ngần ngại giới thiệu họ đến với Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa (Ga 1, 36) để họ trở thành môn đệ Chúa Giê-su, một bậc Thầy cao cả hơn.
Gioan sống đẹp khi được dân chúng ngưỡng mộ, xem mình như một ngôn sứ cao cả, thì Gioan lại chỉ cho họ biết có Đấng cao cả hơn đang đến, Đấng mà Gioan không đáng cởi quai dép cho (Ga 1, 27), để cho đám đông thôi ngưỡng mộ Gioan mà quay sang ngưỡng mộ Chúa Giê-su.
Gioan sống đẹp khi chủ trương rằng: “Chúa Giê-su phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Đời sống cao đẹp của thánh Gioan đã được Chúa Giê-su nhìn nhận: “Trong các phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn Gioan” (Mt 11, 11).
Không những thánh Gioan sống đẹp mà chết cũng rất hào hùng. Thời bấy giờ không ai dám đả động đến hành vi loạn luân của vua Hê-rô-đê với người chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê. Chỉ mình Gioan dám đứng lên tố cáo tội lỗi nhà vua cho dù phải lãnh lấy án chết. Gioan anh dũng chấp nhận chết để bảo vệ giềng mối đạo đức cho tôn giáo và xã hội. Đó là cái chết đẹp vô cùng.
Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta hãy nhớ lại ngày sinh nhật của chúng ta. Đó là giây phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất đời. Ngày ấy, cha mẹ, ông bà, cô bác đều mừng vui vì ta được sinh ra đời. Ai cũng muốn nhìn ta, ai cũng mỉm cười với ta, ai cũng muốn bồng ẵm ta… và ai cũng đặt nơi ta một niềm hy vọng: “Trẻ nầy rồi sẽ nên như thế nào?” Cha mẹ và bà con hy vọng ta sẽ có tương lai xán lạn, hy vọng ta sẽ đem lại danh giá cho gia đình và họ hàng. Nhưng mãi cho đến hôm nay, chúng ta đã đáp ứng được niềm hy vọng đó chưa?
Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng ta sống sao cho đẹp như Gioan để không làm cho gia đình họ hàng thất vọng đồng thời để dọn đường cho Chúa đến với mọi người.
Nguyện xin Thiên Chúa giúp ta chết sao cho đẹp, để lại tiếng thơm cho đời như thánh Gioan.
6. Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
A. Vào một buổi trình diễn văn nghệ nọ; trong số đó có những người thợ mỏ, những người đàn ông, đàn bà, con trẻ… đang dự buổi trình diễn, người ta bỗng nghe thấy tiếng khóc của một đứa trẻ con. Nhưng từ trong đám người thợ mỏ, người ta thấy một người có thân hình vạm vỡ, đầu tóc rậm rì, ông đứng lên ghế la lớn: - “Yêu cầu ban nhạc tạm ngưng một lúc, để chúng tôi nghe tiếng khóc của đứa bé. Biết bao nhiêu năm rồi tôi chưa được nghe những âm thanh kỳ diệu ấy”.
Thế là cả ban nhạc và các ca sĩ đều dừng lại và tiếng đứa bé khóc càng lớn hơn. Người ta thấy những giọt nước mắt lăn trên gò má của những người xa vợ, xa con, xa chồng…
Đại thi hào Victor Hugo của Pháp đã có lý khi nói: “Không gì buồn thảm cho bằng một ngôi nhà không có tiếng cười, tiếng khóc của những trẻ thơ”. Trẻ thơ là niềm vui, là hy vọng của con người. Người Mỹ thường nói: “Mỗi một trẻ thơ được sinh ra đều có thể làm Tổng Thống tương lai của Hoa kỳ”. Thật thế, mỗi một đứa trẻ sinh ra đều là niềm vui, niềm hy vọng cho gia đình, cho dân tộc, cho quốc gia.
Hôm nay Giáo hội tưởng niệm ngày sinh của một con người mà đã có lần Chúa Giêsu ca ngợi là: “Người cao trọng nhất trong số những người sinh ra bởi người nữ” (Mt 11,11)
Quả thật! không kể Mẹ Maria, Thánh Gioan Tẩy giả là vị thánh duy nhất được Giáo hội mừng ngày sinh nhật. Ngày sinh của thánh Gioan sẽ loan báo một kỷ nguyên mới cho nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ khai mở. Cha của ngài là một người câm, mẹ ngài là một người đàn bà son sẻ. Trong bối cảnh đó, ngày chào đời của Thánh Gioan Tẩy giả loan báo rằng: thời của Đấng Cứu Thế đã đến, thời của sự câm lặng đã trở thành loan truyền của ơn cứu độ. Thời mà sự son sẻ đã trở thành đông con nhiều cháu. Ngày sinh của Gioan Tẩy giả là thời loan báo về ngày cứu độ. Lời loan báo ấy mà Thánh Gioan đã không ngừng hô lớn trong những ngày sau này, ngài chính là tiên tri của Chúa, ngài chính là đấng tiền hô của Chúa.
B. Mừng ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả, Giáo hội cũng muốn nhắc nhở mỗi người Kitô hữu chúng ta về sứ mạng làm tiên tri và sứ giả của mình. Ngày sinh của Thánh Gioan Tẩy giả mời gọi chúng ta nhớ lại ngày tái sinh của chúng ta.
Nhờ phép rửa, chúng ta đã trở thành ngôn sứ loan báo hồng ân cứu độ của Chúa. Ngọn nến Giáo Hội trao cho chúng ta trong ngày lãnh phép rửa là biểu trưng cho ánh sáng mà chúng ta phải không ngừng chiếu tỏa ra xung quanh. Dù sống trong hoàn cảnh nào, người tín hữu Kitô chúng ta cũng phải có sứ mệnh chiếu toả ánh sáng ấy (Mt 5,16). Ngạn ngữ có câu: “Nếu bạn không trở thành sao sáng ở trên trời, thì ít ra bạn hãy trở thành ngọn đèn soi sáng trong nhà bạn”.
C. Mừng ngày sinh nhật của thánh Gioan Tẩy giả, chúng ta cũng còn phải nhớ lại con đường Ngài đã đi qua, con đường ấy được Ngài góm tọn trong khẩu hiệu: “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”.
“Chúa Giêsu phải được lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi”.
Tạp chí “Truyền bá đức tin” có thuật lại câu chuyện một cụ già Ấn Độ như sau. Lúc còn là thanh niên, anh đã say sưa nghiện ngập đủ mọi thứ: cà phê, thuốc lá, rựơu mạnh có tiếng. Nhưng rồi một hôm, chàng đọc thấy trên mặt báo lời kêu gọi giúp nuôi chủng sinh ở các giáo phận nghèo. Đọc xong chàng rất đổi phân vân, một đàng chàng muốn mình phải làm một cái gì đó, đàng khác, chàng thấy những thứ đó quá hấp dẫn, chả có vẻ tội lỗi gì cả!
Tuy nhiên, chàng đã quyết định: bỏ tất cả... nhưng dần dần với thời gian. Chàng đóng góp số tiền tiêu sài ấy vào quĩ truyền bá đức tin để giúp nuôi ít chủng sinh nghèo. Cứ thế liên tiếp trong mấy mươi năm, nhiều thế hệ chủng sinh, linh mục đã được chàng giúp đỡ. Họ liên lạc thư tín với chàng mỗi lúc một nhiều...Thời gian trôi qua, đến ngày chàng thanh niên nghiện ngập thành ông cụ già 85 tuổi. Ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 85 của cụ, cụ tuyên bố trước mặt họ hàng: “Với những hy sinh suốt mấy mươi năm qua, tôi đã đài thọ cho việc huấn luyện các chủng sinh, và đến nay, con số các linh mục rải rác khắp nơi được tôi giúp đỡ đã lên đến 30 mươi người. Tôi rất hạnh phúc. Tôi đã đầu tư thành công, và tôi sẽ còn tiếp tục đầu tư như thế cho đến giờ Chúa gọi”.
Vâng cụ già đã biết làm cho mình nhỏ đi và cho Chúa được lớn lên, lớn lên qua những cánh tay nối dài của Ngài.
Ước gì khẩu hiệu này cũng trở thành lý tưởng và luật sống của mỗi người chúng ta. Sống đối với người tín hữu Kitô chúng ta là sống cho Chúa. Sống đối với người tín hữu Kitô chúng ta là không ngừng khước bỏ và cắt xén đi những gì là thừa thãi trong cuộc sống, để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Sống đối với người tín hữu Kitô chúng ta là suy nghĩ và hành động trong Chúa Kitô, để dung mạo của Ngài được chiếu sáng trong chúng ta, và nhờ ơn cứu độ của Ngài được loan báo cho mọi người.
D. Gioan còn có tước hiệu là Tẩy Giả. Ngài đã kêu gọi mọi người sám hối và làm phép rửa sám hối cho những kẻ thật lòng ăn năn.
Đến phiên chúng ta cũng vậy, không thể khác được. Cũng không cần chúng ta phải làm được những chuyện kỳ vĩ như Gioan Tẩy Giả, nhưng với tư cách là Tẩy Giả, là “những chuyên gia tẩy sạch vết bẩn” của ngày hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi để góp một chút bột giặt tình yêu và tha thứ mà làm sạch tấm chăn môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi những thứ rác rưởi dầu mỡ của vụ lợi ích kỷ, của hưởng thụ sa hoa, của ghen tức hận thù, của dối trá lưu manh... Và như thế chính là giúp mở đường dọn lối cho Chúa đến với những mảnh hồn đang hạn hán đang cần đến những cơn mưa tình thương và Ơn Cứu Độ của Chúa.
Có một lần ông Ra-un cùng vợ đến thăm một trại cùi. Ông bà thường vẫn có thói quen bắt tay các anh chị em phong cùi vì họ biết bệnh phong cùi khó lây lan.
Ông giám đốc trại cùi dẫn hai ông bà đi thăm trại và giới thiệu với họ trường hợp của một nữ bệnh nhân tên là Tella. Ông Ra-un giơ tay ra định bắt tay Tella, nhưng bà này vội giấu tay lại phía sau lưng nhanh như chớp rồi nói:
- Luật cấm bắt tay.
Thấy ông giám đốc có vẻ ngượng ngùng, ông Ra-un hỏi:
- Thế ở đây có cấm ôm hôn người cùi không?
Ông giám đốc bối rối trả lời:
- Luật của chúng tôi không dự trù trường hợp này.
Ông Ra-un liền kết luận:
- Như thế là được phép ôm hôn người bệnh phải không?
Nói rồi ông Ra-un ôm và hôn bà Tella với tất cả lòng thương mến chân thành. Cử chỉ yêu thương bất ngờ ấy của ông Ra-un như một tiếng sét đập tan và tiêu hủy tất cả mọi ngăn cách sợ sệt giữa hàng trăm anh chị em phong cùi đứng chung quanh và sau đó người cùi nào cũng muốn ôm hôn ông Ra-un, người tông đồ nhiệt thành và là bạn đáng yêu của hàng triệu anh chị em phong cùi trên khắp thế giới. Ông thường nói: Tôi không phải là bác sĩ nên tôi không thể chữa cho họ lành bệnh được. Tôi chỉ có thể thương họ thôi, bởi vì họ cũng là con cái của Chúa.
Xin nhắc lại ở nơi đây một lời của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã nói lời này để kết thúc một dụ ngôn nổi tiếng của Chúa. Đó là dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu: “Anh hãy đi và làm như thế” Chúng ta hãy đi và làm như thế. Amen.
7. Thánh Gioan Tẩy Giả - Lm Nguyễn Hồng Giáo
Trong Giáo hội, ngày lễ kính một vị thánh là ngày tử trần của vị ấy, quen gọi là "ngày sinh nhật trên trời” của người, ngày người sinh ra trên trời. Duy chỉ có thánh Gioan Tẩy Giả là được kính mừng cả trong ngày Người sinh ra lẫn trong ngày Người tạ thế. Tưởng không có gì lạ. Tất cả cuộc đời của thánh nhân từ lúc sinh ra, và ngay cả trước lúc sinh ra, chỉ là một lời chứng duy nhất cho Chúa Giêsu.
Con người của một sứ mạng
Có những người cho rằng người ta sinh ra ở đời là "bị vất vào đó”, một cách tình cờ, vu vơ, vô nghĩa. Thông thường hơn, người ta nói mỗi người có một định mệnh. Trước định mệnh ấy con người đành bó tay chịu đựng, không cách nào thoát ra được. Người Công giáo thì tin rằng mỗi người sinh ra là do ý muốn đầy yêu thương của Thiên Chúa, rằng không phải một sức mạnh mù quáng hay khắc nghiệt nào đó đã ném họ vào đời, nhưng chính Tình Yêu của Chúa "gọi” họ vào cuộc sống và khi cho một con người sinh ra, Thiên Chúa có một ý định, một dự tính về người ấy, không phải như một kế hoạch áp đặt nhưng như một sứ mạng để hoàn thành trong tự do và trách nhiệm hầu cho con người được hạnh phúc và cuộc đời họ được thành tựu đích thực. Ta gọi sứ mạng đớ là một "ơn gọi". Về mặt này, trường hợp của ông Gioan Tấy Giả là tiêu biểu vả rõ ràng.
Qua tưởng thuật của Kinh Thánh, chúng ta thấy ý định của Thiên Chúa về Gioan đã được biểu lộ hiển nhiên ngay từ giây phút ông được thụ thai, rồi trong việc ông sinh ra, việc đặt tên cho ông, việc mẹ ông và mẹ Chúa Cứu Thế gặp nhau vv.. Trong các biến cố đó, ta thấy có sự can thiệp lạ lùng của Chúa vào trong cuộc đời của Gioan để định hướng cho nó. Điều đáng nói hơn là về phần ông, một khi đã khôn lớn và nhận ra sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó, Gioan Tẩy Giả không còn biết gì khác hơn là sống trọn vẹn cho sứ mạng đó một cách lô-gic, kiên quyết, trọn vẹn, cho tới cùng. Ông rút lui sớm vào hoang địa, sống khắc khổ xa lánh mọi mời mọc, níu kéo của trần gian là để được sống trọn vẹn hướng về Đấng Cứu thế mà ông phải làm kẻ "dọn đường". Ông rao giảng bằng những lời lẽ thật nghiêm khắc, mạnh mẽ để lôi kéo người ta sám hối đổi đời vì thời gian không còn nhiều, Nước Thiên Chúa sắp tới. Sau khi thiên hạ đã rời ông để quay sang Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, ông âm thầm rút lui vào bóng tối vì đã hoàn thành nhiệm vụ "Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi", ông tuyên bố như thế (Ga 3,30). Rồi cả cái chết của ông cũng là một phần không thể tách lìa của sứ mạng của một kẻ "dọn đường” và "làm chứng cho ánh sáng và sự thật”.
Gioan và Hêrôdê
Tôi thấy thánh Gioan Tẩy Giả Và vua Hêrôđê, kẻ đã ra lệnh chém đầu Người, là hai khuôn mặt hoàn toàn tương phản. Gioan là người mạnh mẽ, chí khí, còn Hêrôđê là người yếu đuối, do dự. Một đàng thì sống khắc khổ, giản án dị, còn đàng kia lại thích xa hoa, hưởng thụ. Hêrôđê đã bắt giam ông Gioan vì ông mạnh mẽ tố cáo nhà vua đã lấy vợ của anh mình. Thật ra vua cũng tỏ ra kính phục nhà tiên tri, biết ông là người công chính và thánh thiện, nhiều khi ông đã bênh vực Gioan. Nhưng ông là người thiếu ý chí, bị bao vây bởi đam mê, dục vọng. Và tuy là người cai trị khôn khéo nhưng ông lại bị các khuynh hướng xấu xa làm chủ mình. Thế nên ông đã bắt Gioan tống ngục, chắc hẳn là dưới sức ép của bà Hêrôđiađê, người chị dâu mà ông ta đoạt làm vợ. Rồi trong một bữa tiệc, ông đã hài lòng về điệu múa của cô con gái của bà đến độ đã hứa ban cho cô ta bất cứ điều gì cô xin. Một lời hứa bốc đồng. Đó không phải là tiếng nói của lý trí, của lương tâm mà là của cảm tính, của bản năng. Và thế là ông đã mắc mưu bà Hêrôđiađê rồi. Bà bảo con gái hãy xin cái đầu của Gioan. Đã lỡ hứa trước mặt các thực khách, nhà vua đành phải giữ lời, mặc dù trong thâm tâm không muốn giết con người công chính này.
Vua Hêrôđê tiêu biểu cho những con người để cho phần thú tính nơi mình lấn lướt; mặc dù đôi khi lý trí và lương tâm vẫn còn lóe lên nơi họ, kêu gọi họ hãy vươn cao lên, nhưng không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng bùn lầy bởi họ đã quen sống trong những sự thấp hèn. Đối diện với Hêrôđê, ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện như một con người có lý tưởng, sống nhất quán vì lý tưởng đời mình; một con người của bổn phận; con người biết chiến đấu cương quyết chống lại những lôi cuốn của bản năng thấp hèn; con người của những đỉnh cao.
Thánh Gioan Tẩy Giả và chúng ta
Như Gioan, mỗi người chúng ta cũng có một sứ mạng, một ý định của Thiên Chúa về chúng ta. Nhưng làm sao biết được? Kinh Thánh và giáo lý của Hội Thánh cho ta biết rằng con người được dựng nên "theo hình ảnh của Thiên Chúa", "có khả năng hiểu biết là yêu mến Tạo Hóa” và "chỉ con người, nhờ sự hiểu biết và tình thương, được mời gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa". Đó chính là mục đích của việc tạo dựng con người. Con người phát xuất từ Thiên Chúa, sẽ được trở về với Thiên Chúa. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (năm 1992) trích dẫn lời thánh nữ Catarina thành Sienna như sau: "Vì sao Ngài đã dựng nên con người với phẩm giá cao trọng như vậy? Với tình thương vô biên, Ngài đã nhìn ngắm thụ tạo nơi chính mình và say mê nó. Vì thương yêu, Ngài đã tạo ra nó; vì yêu thương, Ngài cho nó khả năng hưởng phúc vĩnh cữu, (sđd, số 6).
Đó là ý định chung của Thiên Chúa là ơn gọi chung của chúng ta. Mỗi người sẽ phải thế hiện ơn gọi đó cho nên mình tùy theo diễn tiến cụ thể đời mình, theo những điều kiện và hoàn cảnh sống thực tế, khi ra sức tìm kiếm và thi hành thánh ý Chúa trong lề luật của Người và lời dạy của Giáo hội, trong việc bổn phận của bậc sống mình, trong lương tâm ngay thăng, trong luật lệ chính đáng của xã hội, trong các biến cố...
Không phải tự nhiên và dễ dàng mà chúng ta có thể thực hiện ý định của Chúa đối với chúng ta. Trong mỗi người đều có hai khuynh hướng: một nâng ta lên cao, một kéo ta đi xuống. Chúng ta thường xuyên kinh nghiệm rằng hai khuynh hướng thiện ác đó đấu tranh kịch liệt với nhau ngay trong ta. Muốn chiến thắng, phải tỉnh thức và cầu nguyện, phải tập nghe theo tiếng nói của lý trí, của lẽ phải và lương tâm, trong việc lớn cũng như việc nhỏ; đồng thời cũng phải tập sống khổ chế, nghĩa là sông có kỷ luật, biết hy sinh và từ bỏ. Làm sao có thể có một đời sống tinh thần phong phú nếu lúc nào cũng tìm kiếm và chiều theo những sự dễ dãi, thoái mái, nêu lúc nào cũng chạy theo vui thú vật chất và xác thịt?
Ít năm sau chiến tranh, tôi có dịp đi thăm một anh em tu sĩ chúng tôi ở Xuyên Mộc. Ngài phụ trách một giáo xứ khoảng 4.000 giáo dân và ba địa điểm cách giáo xứ từ 7 đến 20 cây số với số giáo dân khoảng 6.000 người nữa. Tôi đã đi thăm hai địa điểm lớn ở xa. Đó. là hai làng kinh tế mới. Tôi thấy giáo dân thật sốt sắng, đầy can đảm trong công việc làm ăn cũng như trong việc đạo. Đặc biệt tôi gặp một gia đình Dòng Ba Phanxicô gốc ở Phú Nhuận. Khi tôi đến, ông đang dạy giáo lý hôn nhân cho một chị độ 25 tuổi. Ông bà cho biết: họ có mấy người con trai, trong đó có đứa nghiện xì ke đã làm cho họ rất khổ tâm. Để tránh cho mấy đứa khác khỏi bị lôi kéo vào con đường hư hỏng đó, hai ông bà đã quyết định đưa cả gia đình tới đây sinh sống từ 1980. Bây giờ họ sống nghèo nhưng vui và bình an. Tinh thần đơn sơ, nghèo khó, vui tươi và phó thác của Dòng Ba đã giúp họ can đảm sống cuộc đời thiếu thốn vì lợi ích của con cái. Họ nói tuy họ không giàu có nhưng con cái họ không hư hỏng.
Theo "ơn gọi” và hoàn cảnh riêng của mình, hai người công giáo này đáng cho ta khâm phục không kém Gioan Tẩy Giả, và chắc chắn là gần gũi và dễ noi gương hơn noi gương vị Tiền Hô.
8. Gioan Tiền Hô
Thế nào là một người cao trọng? Để đánh giá sự cao trọng của bản thân, chúng ta thường có ba cách :
Cách thứ nhất là bằng cặp mắt của mình
Nghĩa là dựa trên những suy nghĩ và nhận định của chính con người chúng ta. Cách thức này thường không mấy xác thực, bởi vì cái nhìn của chúng ta thường chủ quan, chúng ta thường đưa ra 1001 lý do để biện minh cho những sai lỗi của chúng ta. Chúng ta thường rộng rãi với bản thân mà lại nghiêm khắc với những người chung quanh, vì tự thẳm sâu cõi lòng, ai trong chúng ta cũng có một chút khuynh hướng kiêu căng, muốn được ca tụng, muốn được để ý tới. Đánh giá bản thân bằng chính cặp mắt của mình là cân đo bằng một loại thước bị thiếu hụt, không chính xác…
Cách thứ hai là bằng cặp mắt của người khác
Nghĩa là dựa trên dư luận, dựa trên những phán đoán của những người chung quanh. Cách thức này cũng thường không đem đến sự thật, vì dư luận là dư luận. Cùng một sự kiện mà mỗi người nhìn một cách thức tùy theo cảm tình của mình:
- Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Chính vì thế mà dư luận thường thổi phồng và bóp méo, không mấy khi được thống nhất:
- Yêu nhau cau bảy bổ ba,
Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười.
Cách thứ ba là bằng cách nhìn của Chúa
Đây mới là một cách thức vừa cần thiết vừa trung thực nhất. Vậy thì ai là người cao trọng dưới mắt Chúa. Tôi xin thưa, đó là người khiêm nhường không chút kiêu căng.
Sự khiêm nhường ấy được biểu lộ trước hết là trong tư tưởng, nhận đúng thân phận của mình chỉ là tôi tá của Chúa. Đây cũng là điều chúng ta phải lưu ý bởi vì nhiều khi sự khiêm nhường của chúng ta chỉ là một thứ khiêm nhường giả hiệu, che lấp thói kiêu căng của chúng ta.
Tiếp đến là biểu lộ qua lời nói. Không đề cao bản thân, bởi vì chúng ta chỉ là dụng cụ trong bàn tay Thiên Chúa, sở dĩ chúng ta làm được việc nọ việc kia, tất cả đều do ơn lành của Chúa.
Sau cùng, biểu lộ qua việc làm. Sẵn sàng chấp nhận những hy sinh gian khổ, những địa vị thấp kém, miễn sao phục vụ Chúa và anh em. Khiêm nhường như thế chính là mẹ của các nhân đức, chính là cội nguồn thánh thiện.
Với những tiêu chuẩn kể trên thánh Gioan Baotixita quả thực là một người khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa. Mặc dù không làm được việc chi vĩ đại, nhưng Gioan đã được Chúa Giêsu khen tặng:
- Trong số những người nam không có ai cao trọng hơn Gioan.
Sở dĩ như vậy là vì Gioan đã sống tâm tình khiêm nhường. Mặc dù được mọi người ngưỡng mộ, ông đã hạ mình xuống và nói:
- Tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Đấng Cứu Thế.
Ông đã làm mọi việc để cho Chúa được nhận biết và tôn vinh. Ông đã để cho các môn đệ thân yêu bước theo Chúa Giêsu và đã giới thiệu Chúa Giêsu cho đám đông:
- Đây Chiên Thiên Chúa, đây đấng gánh tội trần gian. Ngài cần phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi.
Thân phận của ông chỉ là thân phận của một tiếng kêu trong sa mạc. Gioan càng khiêm nhường thì lại càng được Chúa mến yêu như lời Mẹ Maria đã nói:
- Chúa hạ bệ những kẻ kiêu căng và nâng cao mọi người phận nhỏ.
Mọi người ngạc nhiên và sợ hãi mà nói: Em nhỏ này rồi sẽ ra sao, vì bàn tay Thiên Chúa ở cùng em.
Bàn tay Thiên Chúa ở cùng Gioan, nghĩa là Thiên Chúa đã ban nhiều đặc ân cho Gioan:
- Đặc ân thứ nhất, là Thiên Chúa cho Gioan sinh ra bởi một người bà già, bà Elisabét, mà bà già này lại mắc bệnh từ tuổi thanh xuân, đến nỗi chính ông Giacaria cũng không thể tin được là bà Elisabét sẽ sinh con, nên ông đã bị Thiên Chúa phạt cho mắc bệnh câm.
- Đặc ân thứ hai: là chính Thiên Chúa đã đặt tên cho Gioan, mà thiên thần Gabriel đã phán với ông Giacaria tại bàn thờ dâng hương trong đền thánh Giêrusalem. Nhưng họ hàng lại nói với bà Elisabét rằng: trong họ, có ai tên như thế đâu?
- Đặc ân thứ ba: đến khi Gioan sinh ra, đã được khỏi tội tổ tông ba tháng rồi. Vì thánh Ambrôsiô giám mục thành Milan đã nói: các thánh khác chỉ được mừng lễ, sau khi đã lập nhiều công phúc ở thế gian mà về trời. Còn thánh Gioan lại được mừng lễ sinh nhật như Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria.
Vậy khi ban những đặc ân trên, Thiên Chúa cũng đòi Gioan phải đến đáp bằng cách chu toàn những nhiệm vụ Chúa đã trao phó.
1. Nhiệm vụ thứ nhất là tiền hô, là người đi trước, loan báo cho dân chúng biết Chúa Cứu Thế sắp đến. Mà thực thế mùa thu năm 27 sau kỷ nguyên, trong miền rừng núi Nam phần nước Do thái, thấy xuất hiện một thày tu hành đi truyền đạo, sống đời khắc khổ, mình khoác áo choàng rộng, bằng lông lạc đà, lưng thắt dây da, lương thực là châu chấu nướng, chấm với mật rừng, tức là nhựa cây thủy ty liễu, mọc ở bờ sông Giodanô, nên hội đồng cộng tọa của người Do thái đã cử mấy thày tư tế đến hỏi: ông có phải là đấng Kitô không?
Thầy tu hành Gioan trả lời: tôi không phải là đấng Kitô, nhưng tôi chỉ là tiếng kêu trên rừng, có sứ mạng dọn đường cho Chúa cứu thế đến. Rồi hôm sau, thấy Chúa Giêsu đến với mình, Gioan liền nói: đây là đấng cất tội thiên hạ, người này là con Thiên Chúa (Gioan 1,34). Nghe thế, có hai môn đệ bỏ thày mà theo Chúa Giêsu. Đó là Anrê và Gioan
Hôm nay mừng kính sinh nhật thánh Gioan, Chúa cũng muốn ta trở nên tiền hô cho Chúa: rao giảng Chúa Giêsu cho người khác, đem Chúa Giêsu cho người khác, và đem người khác đến với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là mục đích đời ta, Chúa Giêsu cũng là mục đích của người khác. Còn tôi chỉ là người môi giới, là phương tiện Chúa dùng, để đem người khác đến với Chúa chứ không phải đem người ta đến với tôi mà quên Chúa, cũng không phải đem người ta đến với tôi mà xa Chúa.
2. Nhiệm vụ thứ hai Chúa cậy nhờ Gioan Tẩy giả làm phép rửa cho Chúa. Vậy theo Tin mừng thánh Luca (3,1-18) Gioan có sứ mạng mạng dọn đàng cho Chúa cứu thế đến: là bạt đồi núi xuống, lấp thung lũng đầy, uốn thẳng đường quanh co, nghĩa là Gioan dạy người ta ăn năn hối cải và làm việc đạo đức bác ái,
Với những người biệt phái giả hình gian dối, thánh Gioan gọi họ là loài rắn độc, bò quanh co, không thể thoát cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Với những người có lòng ngay, Gioan khuyên họ phải giàu lòng thương xót, dùng việc bố thí tiền của mà rửa sạch tội lỗi.
• Với bọn thâu thuế, Gioan bảo họ không cần phải đổi nghề, mà chỉ cần giữ đức công bình, đừng hối lộ, đòi lỡi ngãi, không được phù thu lạm hỗ.
• Với quân nhân, Gioan kêu họ đừng hà hiếp bóc lột ai, đừng dọa nạt ai, nhưng phải bằng lòng về số lương của mình.
• Với tất cả mọi người, Gioan khuyên họ chiụ phép rửa tỏ lòng khiêm tốn ăn năn để được ơn tha thứ, được thấy ơn cứu độ.
Bởi thế, khi thấy Gioan làm phép rửa, những người biệt phái đã đến hỏi: Nếu không phải là đức Kitô, tại sao ông lại làm phép rửa? Thày tu hành Gioan trả lời: “Tôi rửa người ta bằng nước, song có một đấng ở giữa các ông, mà các ông không biết. Đấng ấy sẽ rửa các ông bằng nước và Chúa Thánh Thần.
Hôm nay, mừng lễ sinh nhật thánh Gioan, Thiên Chúa cũng muốn tôi trở nên những tẩy giả. Vậy những người đến với tôi, tôi có làm cho họ trở nên trong sạch hơn không? Tôi có làm cho họ tới gần Chúa hơn không? Hay tôi lại làm cho họ dơ bẩn hơn, mà không đáng đến gần Chúa.
3. Nhiệm vụ thứ ba, Chúa cậy nhờ Gioan là làm cho mình nhỏ bé lại, để cho Chúa lớn cao hơn. Thánh Gioan thực hiện khi Gioan nói: tôi cần phải nhỏ đi, mà Chúa cần phải lớn lên. Nghĩa là Gioan phải bỏ mình, phải chịu thiệt thòi, để Chúa được vinh danh hơn. Gioan đã vui lòng mất hai môn đệ, để Anrê và Gioan theo Chúa.
Thánh Augustinô tiến sĩ, giám mục giáo phận Hippon còn thể tư tưởng này: Gioan phải thấp bé đi, là vui lòng chịu Herođê chặt đầu, để bắt chước Chúa Giêsu được lớn lên, là bị treo trên thánh giá. Còn tôi, tôi có sẵn sàng chịu nhục mạ để Chúa được vinh danh không? Tôi có sẵn sàng chịu tử đạo thiêng liêng bằng thiếu thốn về thể xác, bị hiểu lầm về phương diện tinh thần, để bắt chước Chúa đã được lớn lên bằng treo trên thập giá không?
Kết
Em nhỏ này sẽ ra thế nào, vì có bàn tay Thiên Chúa ở với nó. Lạy Chúa bàn tay Chúa đã ban đặc ân cho thánh Gioan tiền hô, thì bàn tay Chúa cũng đã nâng đỡ đời sống hy sinh của Gioan. Xin bàn tay Chúa cũng nâng đỡ chúng con như thế, vì xác thịt chúng con yếu đuối nặng nề.
10. Chứng nhân của cõi vĩnh hằng – ĐGM. Bùi Tuần
Khi nhìn thánh Gioan Baotixita, tôi thấy vẻ bề ngoài của Ngài không có gì hấp dẫn cả. Y phục thì khó nghèo. Ăn uống thì khổ cực. Cách sống thì khắc khổ. Chỗ ở thì thô sơ. Lúc thì ở rừng rú, lúc thì ở sa mạc, nay đây mai đó.
Thế mà, con người như vậy lại được Phúc Âm gọi là đấng dọn đường cho Chúa, là đấng làm phép rửa cho Đức Kitô, là đấng giới thiệu Chúa Cứu thế, là đấng trọng hơn mọi người nam trên thế gian này.
Điều đó chứng tỏ nhưng vẻ đẹp bề ngoài chưa hẳn là thước đo giá trị con người. Thước đo giá trị con người chính là cái đẹp bên trong, cái đẹp nội tâm, cái đẹp phản ánh nhưng chân thiện mỹ vĩnh hằng.
Riêng đối với tôi, thánh Gioan Baotixita lôi cuốn tôi do mấy điểm sau đây của Ngài.
Điểm thu hút thứ nhất là nếp sống tu thân. Việc tu thân của Ngài không phải chỉ là từ bỏ đời sống sung túc, dễ chịu, để chọn cuộc đời nghèo khó, khắc khổ. Nhưng nhất là ở chỗ Ngài rất khiêm nhường. Ngài ví mình như tiếng kêu trong sa mạc. Ngài coi mình chỉ là kẻ dọn đường cho Chúa. Ngài nhận mình hèn mọn thấp kém, đến nỗi không đáng cởi dây giày cho Đấng Cứu thế. Ngài mong muốn bước xuống thực thấp thực sâu, để Đấng Cứu thế được nổi lên thực cao, sao cho mọi người biết đến mà tôn kính tôn thờ.
Nếp sống tu thân của thánh Gioan Baotixita rất xa lạ với lối tu thân nơi một lớp người tôn giáo thời đó và thời nay. Họ tu thân, mà vẫn lo tìm thăng tiến địa vịi, hưởng thụ quyền lợi, lạm dụng chức tước.
Khi phong hoá bị suy đồi, tôn giáo bị tha hoá, nhân tố có sức cải cách sẽ phải là người tu thân đích thực ở trình độ cao. Thánh Gioan Baotixita được đào tạo suốt mấy chục năm tu thân trong sa mạc. Với nét tu thân dày dạn đó, Ngài vào đời với đầy ơn Chúa Thánh Thần và một uy tín rất lớn. Chính nét tu thân đầy uy tín đó đã lôi cuốn những người thiện chí, để họ sẵn sàng nghe lời Ngài giảng. Đề tài giảng của Ngài là rất đơn sơ, nhưng rất căn bản. Đó cũng chính là một sức thu hút rất mạnh.
Vì thế, đối với tôi,
Điểm thu hút thứ hai là đề tài giảng của Ngài.
Đề tài giảng của Gioan Baotixita được tóm lại trong một lời thôi. “Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến” (Mt 3,2). Có sám hối, thì mới tránh được cơn thịnh nộ của Chúa (Mt 3,7). Có sám hối thì công việc ta làm mới sinh được kết quả tốt (Mt 3,8). Sám hối là một cách rửa tâm hồn cho sạch, để nên người tốt, để nên con Chúa, và để đón nhận Nước Trời đang tới. Nước Trời chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ nhân loại.
Khi thấy Chúa Giêsu đang tiến lại về phía mình, thánh Gioan Baotixita nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xoá tội trần gian... Tôi đã thấy Thánh Thần từ trời xuống ngự trên Ngài... Ngài là Đấng mà Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1,29-34).
Một điều đáng chú ý, là khi Đức Kitô đã xuất hiện công khai, thì thánh Gioan Baotixita tìm cách lui vào bóng tối. Ngài muốn dồn hết danh dự cho Đấng Cứu thế. Ngài như muốn mọi người quên Ngài đi, để tập trung vào một Đức Giêsu Kitô thôi.
Tôi thấy sám hối và tập trung vào Đức Kitô là đề tài giảng rất cần thiết, để cải cách tôn giáo thời đó. Thời nay thiết tưởng cũng rất cần đề tài như vậy. Nhất là khi lương tâm nhiều người đang mất dần ý thức về tội, và khi Công giáo nhiều nơi đang đặt trọng tâm vào quá nhiều thứ cứu độ, còn chính Đức Kitô, Đấng cứu độ duy nhất, thì bị lu mờ. Các thứ trung gian thi nhau che khuất Ngài. Sự kiện đáng buồn đó là một tiếng báo động. Chúng ta nên thức tỉnh trở về với gương thánh Gioan Baotixita.
Điểm thu hút sau cùng nơi thánh Gioan Baotixita là sự vững vàng phó thác trong những thử thách.
Thánh Gioan Baotixita đã gặp nhiều thử thách nặng nề, nhất là về mặt đức tin. Phúc Âm thánh Matthêu kể rằng: “Khi Gioan đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” (Mt 11,2-3). Chi tiết trên đây cho ta thấy: Có thể Gioan Baotixita bị cám dỗ về con người của Đức Kitô cũng như về sứ mạng của chính Gioan. Sứ mạng của mình là giới thiệu Đấng Cứu thế. Mình đã giới thiệu Đấng đó. Nhưng Đấng đó có thực sự là Đấng Cứu thế không đây? Cơn cám dỗ như vậy có thể xảy ra cho Gioan. Trong cảnh tù cô đơn, cơn cám dỗ đó làm Gioan ray rứt, đắng cay. Nếu mình sai, thì mình sẽ bị coi như giả dối và vô dụng.
Nhưng Gioan đã vững vàng phó thác vào Chúa. Phó thác bằng cách sai môn đệ đến hỏi Đức Kitô. Phó thác bằng cách chấp nhận câu trả lời của Đức Kitô. Phó thác bằng cách vui lòng chết trong tù, mà không xin Đức Kitô làm phép lạ cứu Ngài ra khỏi cảnh bất công đó, để tiếp tục ra đi dọn đường phục vụ Đấng Cứu thế. Ngài dâng mình làm của lễ cho chính tình yêu.
Với ba nét thu hút trên đây, thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của cõi vĩnh hằng. Ngài nhìn về phía trước. Ngài sống cho phía trước. Phía trước có cõi đời đời. Trong cõi đời đời đó có Thiên Chúa hằng sống đang chờ đợi các con cái Người. Con cái Người sẽ đến được với Người nhờ tu thân, nhờ sám hối, nhờ tin cậy Đức Kitô, nhờ vững vàng vượt qua thử thách. Chúa muốn mỗi người chúng ta hãy là chứng nhân như thánh Gioan Baotixita, tại Việt Nam này, ở địa phương này, trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta rất yếu đuối, nhưng chính trong sự yếu đuối đầy khiêm nhường và tin cậy, Chúa sẽ tỏ sức mạnh của Người.
Xin thánh Gioan Baotixita cầu bầu cho chúng ta.
11. Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Gioan Tẩy giả là ai?
Ngài là con của thày tư tế Dacaria và bà Êlisabét, chị họ của Đức Maria. Hai ông bà đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con. Cả hai không ngừng cầu khẩn xin Chúa ban cho một người con nối dõi tông đường. Nhận thấy lòng đạo đức của họ, Chúa dủ lòng thương sai sứ thần đến báo: "Này Dacaria ! đừng sợ, Chúa đã nghe lời khẩn nguyện của ngươi. Vợ người sẽ sinh một con trai và người sẽ đặt tên là Gioan . . ."
Dacaria hoài nghi, vì thế Chúa để ông bị câm trong suốt 9 tháng trời, cho đến ngày đặt tên cho Gioan. Gioan lớn lên và được giáo dục trong bầu không khí đạo đức. Đến năm thứ 5 đời hoàng đế Tibêriô, tức năm 28 sau công nguyên, có tiếng Chúa gọi Gioan trong hoang địa, tức vùng đồi núi Giuđê Gioan sống khắc khổ: ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà và ngang lưng thất dây da. Cuộc đời Gioan thật gương mẫu.
Có lần Chúa Giêsu đã công khai nói với dân Do thái: "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy giả".
Gioan đã làm gì?
Ngài đi khắp vùng sông Giođan rao giảng và kêu gọi mọi người ăn năn sám hối. Lời nói và nếp sống khổ hạnh của ngài đã lay chuyển cả những tâm hồn cứng cỏi nhất. Họ đã đến với ngài thật đông đảo để được nghe giảng dạy và được nhận phép rửa. Có người đã lầm tưởng ngài là Đấng Thiên Sai mà dân Do thái hằng mong đợi, nhưng ngài khiêm tốn trả lời: "Phần tôi, tôi rửa anh em bằng nước, sẽ có một Đấng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cởi dây giầy cho Ngài. Ngài sẽ rửa anh em bằng Thánh Thần và lửa.
Thánh Gioan đã chết thế nào?
Trong khi ngài dang rao giảng sám hối thì một vụ tai liếng đã xảy ra tại cung điện Hêrôdê Antipa. Nhà vua đã cưới con gái của Arêta phương nam làm hoàng hậu. Thế nhưng, trong một chuyến đi Rôma, ghé thăm người em cùng cha khác mẹ là Hê-rô-đê Phi-lip-phê, nhà vua lại say mê sắc đẹp của Hêrôdia, người em dâu và tìm cách chiếm đoạt. Hêrôđia có một người con riêng là Salômê có tài múa hát. Câu chuyện tới tai vị Tẩy giả. Với tất cả lòng cương nghị của một người công chính, Gioan cảnh cáo Hêrôđê: "Nhà vua không được cướp vợ em mình” Câu nói đó đã khiến Hêrôđê phải giam Gioan vào ngục. Nhưng Hêrôđia vẫn chưa hài lòng, vì Gioan luôn là mối cản trở cho hành động ngang trái của bà. Bà lìm cách đế giết Gioan. Chính vì thế, trong bữa tiệc sinh nhật của Hêrôđê, lợi dụng khi nhà vua đã ngà ngà say, bà xúi Salômê xin chiếc đầu của Gioan.
Thế là Gioan đã phải chết.
Câu hỏi chia sẻ:
• Anh chị em nghĩ gì về câu tin Mừng: "Cậu bé (Gioan) càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh?”
• Số phận của Gioan là số phận của các ngôn sứ, vì giảng dạy điều ngay chính mà phải chịu thiệt đến thân. Nhưng "Phúc cho ai phải chịu đau khổ vì sự công chính. Xin chia sẻ.
12. Ngài phải lớn lên
Hẳn rằng nhiều người trong chúng ta đã được nghe câu chuyện ngụ ngôn của Lafontiane về con ếch và con bò. Câu chuyện ngụ ngôn ấy đại khái như thế này:
Ngày kia con ếch nhìn thấy một con bò thật to lớn và vĩ đại, thật cực kỳ và hết ý. Thế là con ếch liền mong sao cho mình cũng được to lớn và vĩ đại, cực kỳ và hết ý như vậy.
Từ tư tưởng biến thành hành động, từ ước muốn đi tới việc làm, con ếch bắt đầu uống nước cho bụng mình được phình to. Cứ thế, cứ thế, nó uống mãi uống hoài, nhưng vẫn chưa to được bằng con bò. Nó lại tiếp tục uống. Và rồi một tiếng nổ vang lên. Bụng nó vỡ tan thành từng mảnh nhỏ.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy tự thẳm sâu cõi lòng, ai cũng muốn được người khác để ý tới và lên tiếng ca tụng. Ai cũng muốn nâng mình lên chứ chẳng ai lại thích hạ mình xuống. Ai cũng ươm mơ giấc mộng của Adong Evà, đó là được trở nên bằng Thiên Chúa.
Có một câu danh ngôn đã xác quyết như sau:
- Tham vọng của các nhà chính trị là được để lại một vài dòng về mình trong lịch sử.
Nếu so sánh với Gioan Tiền hô, chúng ta thấy thái độ của chúng ta hoàn toàn trái ngược với thái độ của thánh nhân, bởi vì lập trường của thánh nhân đó là: Ngài cần phải lớn lên còn mình phải nhỏ đi.
Trong khi đó, chúng ta lại dồn mọi nỗi lực, mọi cố gắng vào việc làm cho bản thân mình được to lớn, được vĩ đại, được cực kỳ, được hết ý, còn Thiên Chúa thì bị nhỏ đi, bị cho ra rìa và bị đứng bên lề cuộc đời của chúng ta.
Thánh Gioan Tiền hô đã nói và đã làm. Trước hết, để Thiên Chúa được lớn lên trong tâm hồn mình, thì như Tin mừng đã ghi lại: ngay từ thời niên thiếu, thánh nhân đã vào trong hoang địa, sống một cuộc sống khắc khổ, ăn châu chấu với mật ong rừng, để có đủ thời gian và thinh lặng cần thiết hầu kiết hiệp với Thiên Chúa.
Một khi đã có Thiên Chúa ở trong lòng, thánh nhân còn đem Ngài đến cho người khác và muốn cho Ngài cũng được lớn lên trong tâm hồn của họ.
Chính vì thế, thánh nhân đã xuất hiện bên bờ sông Giócđan, rao giảng việc sám hối ăn năn, chỉ bảo cho dân chúng biết những sai lỗi và khuyết điểm của họ, để họ cố gắng uốn nắn sửa đổi, nhờ đó cởi bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới, cũng như nhờ đó dọn đường đón mừng Đấng Cứu Thế.
Và khi Đức Kitô đi ngang qua, thánh nhân đã long trọng giới thiệu Ngài cho đám đông:
- Đây chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian.
Mặc dù đã qui tụ được nhiều môn đệ và đông đảo dân chúng, thánh nhân cũng đã sẵn sàng để cho họ bước theo Đức Kitô, không hề ngăn cản, không hề buồn phiền, không hề tức tối.
Và khi Đức Kitô bắt đầu rao giảng Tin mừng, thì vai trò của thánh nhân thực sự nhỏ đi, bản thân của thánh nhân thực sự chìm vào kiếp sống tù dày và tăm tối, để rồi cuối cùng đã kết thúc bằng một cái chết đau đớn.
Còn chúng ta thì sao?
- Là người Kitô hữu, chúng ta có bổn phận phải có Chúa trong tâm hồn và phải mang Chúa đến cho người khác.
- Là người Kitô hữu, chúng ta phải trở nên những tiền hô, dọn đường Chúa đến trong cuộc đời mình, cũng như trong cuộc đời người khác.
Vì thế, mỗi người chúng ta hãy hồi tâm xét mình, hãy tự vấn lương tâm xem chúng ta đã làm được những gì để Đức Kitô thực sự lớn lên trong tâm hồn chúng ta cũng như thực sự lớn lên trong tâm hồn những người chung quanh?
Mỗi người sinh ra, đều được cha mẹ đặt cho một tên gọi. Trong Kinh Thánh, tên gọi các nhân vật lớn thường rất giàu ý nghĩa, tên gọi ấy có khi phản ánh tình trạng của tập thể gia đình, hoặc phản ánh tình trạng của chính cá nhân đương sự, hoặc nói lên số phận hay hoạt động của người mang tên. Thế nên, cùng với tên gọi là hàm ý một dự phóng cho tương lại, có khi chỉ một ước vọng, đôi khi gợi lên tình cảm lúc sinh ra hoặc tương lai mà cha mẹ thấy được, và thường khi là cả một sứ mạng, sứ mạng đó nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa muốn thực hiện giữa dân Người. Trường hợp của Gioan Tẩy Giả là một ví dụ, khi sinh ra được cha mẹ đặt tên theo lời Sứ thần đã loan báo. Danh xưng Gioan có nghĩa là Thiên Chúa biểu lộ tình thương.
Mừng lễ sinh nhật Gioan Tẩy Giả hôm nay, cũng là dịp đi từ tên gọi ấy, để mỗi người nhận ra hướng đi của tình thương Thiên Chúa, tình thương ấy bước xuống đời sống nhân loại, để rồi một khi con người nhận ra tình thương của Đấng đã yêu thương mình.
1. Tình thương Thiên Chúa bước xuống với con người. Nhìn vào lịch sử cứu độ, nhiều lần trong lịch sử, Thiên Chúa đã tỏ bày tình thương của Người qua những kỳ công sáng tạo hay những chiến tích lẫy lừng. Và hôm nay, Tin Mừng cho Chúng ta thấy tình thương ấy đã đi vào số phận đời thường của một con người để biến đổi họ nên dấu chỉ lạ thường cho ơn Cứu độ.
Tình thương ấy đã bước xuống nỗi sầu khổ của một gia đình, để biến nỗi tủi nhục ở đó trở thành niềm vui. Chính dấu ấn tình thương ấy đã biến đổi lòng dạ son sẻ của Elisabét thành tấm lòng hoan hỷ nhảy mừng của thai nhi ở tháng thứ sáu. Để rồi, cũng chính tình thương Thiên Chúa đã biến đổi gia đình Dacaria héo hon từ lâu, bổng trở nên rộn rã kẻ ra người vào với tiếng cười, lời chúc mừng ngày con trẻ cắt bì và đặt tên là Gioan, tên gọi ấy là dấu hiệu của tình thương Thiên Chúa.
Thế nhưng, tình thương Thiên Chúa không dừng lại, không chỉ bước xuống nơi gia đình Dacaria sầu khổ, mà còn đi xuống, xuống với một dân tộc và với toàn thể nhân loại. Có lẽ trong suốt thời gian câm lặng, ông Dacaria đã hiểu và khám phá ra được tình thương của Thiên Chúa muốn thực hiện nơi dân tộc của mình. Vì thế, khi người ta hỏi ông đặt tên cho con trẻ là gì, ông ra hiệu người ta mang bảng để ông viết, tên nó là Gioan. Khi ấy lưỡi ông mở ra và chúc tụng Thiên Chúa: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel, đã viếng thăm cứu chuộc dân Người”. Như thế, chính trong tên gọi Gioan, tên gọi tình thương, cho ta thấy Thiên Chúa đã bước xuống với dân tộc và với toàn thể nhân loại.
2. Tình thương Thiên Chúa là sự sống con người. Thế nên, mừng ngày sinh nhật của Gioan Tẩy Giả hôm nay, không chỉ nhắc lại một khía cạnh quá khứ, mà còn là một lời mời gọi cho các thế hệ tương lai. Đây là dịp để mỗi Kitô hữu nhận ra mình đang sống trong tình thương của Thiên Chúa. Nhìn lại cuộc đời của mổi chúng ta, mỗi người từ khi hình thành dù mới ở dạng của một mầm sống, tất cả là ân huệ tình thương của Thiên Chúa.
Vả lại, trong ơn gọi làm người, mầm sống ấy có một vận mệnh, một sứ mạng dù không ai biết trước tương lai nó thế nào. Thế nhưng, nó cần được tôn trọng để sinh và sống trong những điều kiện phù hợp với phẩm giá con người. Do đó, bóp nghẹt một sự sống tự nhiên của một mầm sống đang hình thành là đi ngược lại với tình thương của Thiên Chúa.
Hơn thế nữa, trong đời sống làm con Thiên Chúa, qua Bí tích Rửa tội, chúng ta được lãnh nhận sự sống siêu nhiên từ Thiên Chúa và cả sứ mạng mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người. Sự sống đó cần được bộc lộ ra trong cả cuộc đời; thế nên, sự sồng ấy cần phải được kính trọng và kiện toàn hơn nữa. Nếu ta từ chối, hay bóp nghẹt sự sống siêu nhiên là ta đi ngược lại tình thương của Thiên Chúa.
3. Hãy vun trồng tình thương Thiên Chúa nơi gia đình. Mừng sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay là dịp để mỗi người chúng ta nhận ra rằng tình thương Thiên Chúa là sự sống con người. Đồng thời trang Tin Mừng hôm nay còn cho thấy khung cảnh gia đình đầm ấm, nơi đó mọi tương quan được thể hiện cách tích cực. Tương quan vợ chồng là một tình yêu chung thủy của hai ông là Dacaria và Elisabét, dù nhiều năm son sẻ vẫn trung tín sắt son. Tương quan cha mẹ con cái là một tình yêu biết trách nhiệm, để rồi, từ nơi đây sẽ tỏa ra môi trường lân cận, xóm giềng. Nên ở đó lộ ra một thông điệp về đời sống gia đình.
Gia đình như chúng ta vẫn thường nói là chiếc nôi của sự sống và tình yêu, nơi đó con người được sinh ra và lớn lên. Gia đình là một cộng đoàn, nơi đó mọi phần tử yêu thương tận hiến cho nhau. Gia đình là một trường học, nơi đó nhân cách được phát triển tự nhiên và lành mạnh nhất. Gia đình là nền tảng của xã hội, là nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ, và gia đình tín hữu còn là một Giáo hội thu nhỏ, khi biết sống những giá trị Tin mừng, qua việc thường xuyên chu toàn những nhiệm vụ bổn phận bậc sống của mình.
Thế nên, tìm lại ý nghĩa đời sống gia đình, chúng ta hiểu rằng đó không chỉ là một định chế xây dựng xã hội loài người, mà còn là một cộng đoàn mang lấy ơn gọi trong sứ mạng vui trồng tình thương Thiên Chúa.
Nhận ra giá trị của sự sống và gia đình nhân ngày lễ sinh nhật Gioan Tẩy Giả hôm nay, cũng chính là lúc mỗi Kitô hữu nhận ra sứ mạng của chính mình trong tình thương của Thiên Chúa. Một sứ mạng bảo vệ và phát triển sự sống có trách nhiệm. Một sứ mạng biết thể hiện tình thươmg của Thiên Chúa bằng sự trung tín trong đời sống gia đình…Đồng thời xây dựng một tình thương huynh đệ trong khu phố, nơi công sở, để mọi người luôn nhận ra Thiên Chúa luôn yêu thương mình.
14. Khiêm tốn và chăm chỉ làm việc để tôn vinh Chủ mình
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa của Đức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Trong ngôn ngữ phụng vụ, chữ sinh nhật có hai nghĩa trái ngược nhau. Dùng để nói về Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Gioan Tẩy giả, sinh nhật chỉ ngày các Ngài chào đời, tức là sinh ra ở trần gian. Còn khi nói về mọi thánh khác, sinh nhật lại là ngày các ngài ra khỏi đời này và sinh ra ở trên trời. Có sự phân biệt như vậy cũng là điều dễ hiểu. Vì có gì đáng mừng khi sinh ra trong tội lỗi; chính lúc chết đi cho thế gian mới là sinh ra cho sự sống muôn đời. Hết mọi thánh sinh ra ở đời đều mắc tội Ađam; nên ngày chào đời của các ngài không có gì đáng mừng. Ngược lại khi các ngài chết thánh thiện mới là lúc thật sự sinh ra cho hạnh phúc trường cửu và chúng ta phải vui mừng. Hội Thánh mừng ngày các ngài sinh ra ở thiên đàng chứ không tôn kính ngày các ngài sinh ra ở trần gian. Ngược lại, vì không dính bén nguyên tội hay vì được khỏi nguyên tội trước khi sinh ra, Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Gioan Tẩy giả là ba vị duy nhất được mừng ngày sinh ra ở đời, nên ngày đản sinh của các ngài là ngày đáng mừng vì nó tô đẹp cho thế giới và đem hân hoan cứu độ đến cho loài người. Nhất là khi chúng ta nghĩ đến vai trò đặc biệt của Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Gioan Tẩy giả trong mầu nhiệm cứu thế. Ngày các Ngài sinh ra đem hạnh phúc đến cho chúng ta nên chúng ta phải hân hoan.
Nhưng tại sao lại mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy giả vào ngày 24 tháng 6 này? Người ta có thể biết rõ ngày sinh tháng đẻ của người sao? Không phải như vậy! Ngày xửa ngày xưa mấy ai nhớ rõ được đúng ngày sinh của mình. Họa chăng một vài bậc quan vương nào đó sinh ra trong các đền vua đầy văn hào văn sĩ mới có người ngồi đó để ghi ngày sinh tháng đẻ. Chúa Giêsu, Đức Maria, thánh Gioan đều là dân nghèo về mặt xã hội làm sao có thể để lại ngày sinh rõ ràng. Chính việc các ngài đản sinh mới quan trọng. Còn các ngài sinh ra ngày nào, giờ nào thì hậu thế liệu mà đặt ra theo một vài tiêu chuẩn nào đó.
Đối với Gioan Tẩy giả, người ta đã căn cứ vào một câu người nói để tính ra ngày sinh của người. Người đã nói về Đức Giêsu rằng: “Ngài phải tiến lên; còn tôi phải suy đi”. Vậy lúc Đức Giêsu tiến lên phải là lúc Gioan lui xuống. Đức Giêsu đã sinh ra ngày 25 tháng 12 là ngày Đông chí, ngày mặt trời bắt đầu tiến lên trong quỹ đạo của nó, thì tốt nhất nên đặt ngày sinh của Gioan vào ngày mặt trời bắt đầu đi xuống. Và đó là ngày 24 tháng 6, tức là nửa năm trước ngày Đông chí. Và hợp với lời sứ thần loan báo, bà Ysave thụ thai trước Đức Maria sáu tháng.
Những điều trên đây một đàng cho chúng ta thấy địa vị đặc biệt của Gioan Tẩy giả trong hàng ngũ các thánh. Nói đúng hơn người ở ngoài hàng ngũ này vì chỉ mình người khi sinh ra đã được khỏi tội Ađam (chỉ có Đức Giêsu và Đức Maria không mắc tội đó). Và đàng khác chúng ta được thấy cuộc đời của người gắn liền với cuộc đời của Đức Giêsu.
Ba bài Kinh Thánh hôm nay dường như muốn nhắc lại ba giai đoạn chính trong cuộc sống của Gioan. Bài sách Isaia gợi lên ơn gọi tiền định của người. Bài Tin Mừng nhắc đến hôm người sinh ra. Và bài sách Công vụ nói lên hoạt động chính Người đã làm theo sứ mạng.
A. Ơn gọi tiền định
Chúng ta đã biết truyện Gioan nên khi nghe đọc những câu: “Chúa đã gọi tôi từ dạ mẹ... Người đã nhắc đến tên tôi... Người nắn tôi từ dạ mẹ nên tôi tớ của Người...”, chúng ta thấy dường như Isaia đã báo trước về việc sứ thần loan tin cho Zacarya biết ông bà sẽ có con và phải đặt tên con trẻ là Gioan; và con trẻ ấy khi còn ở trong dạ mẹ đã được ơn Chúa viếng thăm qua lời chào của Đức Maria; và đã được khỏi tội Ađam cùng trở nên tiên tri của Chúa. Chính Zacarya trong ngày sinh nhật của hài nhi đã được tháo gỡ miệng lưỡi để có thể nói được, cũng đã chúc tụng Gioan là tiên tri của Đấng Tối cao để làm cho Yacob và Israel trở lại với Chúa và để trở nên ánh sáng cho các dân tộc. Tức là Zacarya cũng đã lấy lại nhiều lời trong bài sách Isaia hôm nay để nói về Gioan.
Tuy nhiên chúng ta vẫn không được coi lời sấm của Isaia đã nhằm nói đến Gioan. Người ta có thể áp dụng những lời đó vào Gioan; nhưng Gioan không phải là đối tượng của những lời ấy. Và việc tìm hiểu ý nghĩa đích thực của những lời này còn làm tăng giá trị Gioan hơn nữa.
Thật vậy, đoạn tiên tri hôm nay nằm trong Isaia II (gồm các chương 40-55), là những lời của Chúa nói với Israel và nói về Israel Dân Chúa lúc được đưa ra khỏi cảnh lưu đày Babylon (năm 538). Chúa phán: mặc dầu Israel thất tín, Chúa vẫn trung thành với lời hứa. Người sẽ gửi đến một người Tôi tớ. Đoạn sách hôm nay nói đến ơn gọi của Người Tôi tớ đó. Nó là một trong bốn đoạn Isaia mà người ta quen gọi là bốn khúc ca về Người Tôi tớ. Và chúng ta biết chẳng ai trong lịch sử đã thể hiện những lời sấm về Người Tôi tớ này bằng chính Đức Giêsu Cứu thế. Chính Người sẽ là Người Tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa đến hy sinh cứu độ Dân Người. Do đó, lời sách Isaia hôm nay chủ yếu muốn nói về Đức Giêsu Kitô. Chỉ có Người mới thật là Vị Tiên tri của Đấng Tối cao sẽ làm cho Israel quay đầu về với Thiên Chúa; và Người sẽ là ánh sáng đích thực cho các dân tộc.
Nhưng Người đã được tất cả Cựu Ước chuẩn bị. Thành ra Người Tôi tớ đích thực cũng đã được nhiều người tôi tớ đi trước loan báo. Gioan là tiền hô của Đức Giêsu Kitô Cứu thế.
Người đáng được áp dụng những sấm ngôn kia. Và chúng ta đã thấy việc áp dụng này rất may mắn vì lời sách Isaia hôm nay quả thực có thể gợi lên nhiều sự kiện trong cuộc đời của Gioan: từ việc người được chọn từ trong lòng mẹ, đến việc được kêu tên từ ngày ấy và việc được chỉ định làm tiên tri.
Tuy nhiên, chính Isaia cũng đã không “dựng đứng” lên một hình ảnh về Người Tôi tớ từ hư vô, tức là không dựa vào các yếu tố đã có sẵn. Không, có thể nói ông đã dùng tất cả phần sách Cựu Ước có trước ông để xây dựng hình ảnh Người Tôi tớ này. Ông dùng những Lời Chúa nói về Israel và Yêrusalem tản mác trong tất cả các sách Cựu Ước để vẽ ra khuôn mặt Người Tôi tớ. Bởi vì Người Tôi tớ đầu tiên của Thiên Chúa chính là Israel Dân Người. Người đã gọi Israel từ trong dạ mẹ, đã đặt tên cho nó, đã săn sóc nó như mũi tên quý báu mà người chiến sĩ cẩn thận giữ gìn trong bao. Người dùng Israel để tỏ hiện vinh quang của Người. Người nhờ thánh điện Yêrusalem để quy tụ nhà Yacob. Người tỏa sáng vinh quang trên Dân Người để nó trở thành ánh sáng cho các dân tộc. Nói đúng ra, khi viết đoạn sách hôm nay, “Isaia” chỉ muốn nói đến Yêrusalem và Israel sắp được cứu độ để ra khỏi cảnh lưu đày, vì ơn gọi tiền định, để rồi nó sẽ chiếu tỏa ơn cứu độ của Chúa cho muôn dân. Có như vậy chúng ta mới hiểu được câu 4 ám chỉ đến thân phận lưu đày kiệt quệ... Và có như vậy chúng ta mới dễ được an ủi: bởi vì điều đã viết về Dân Chúa nói chung cũng có thể hiểu được về từng người con Chúa nói riêng, cho dù điều đó chỉ thể hiện hoàn toàn nơi Đức Giêsu Cứu thế là Dân Chúa đích thực và là Con Một Thiên Chúa. Và dĩ nhiên điều ấy áp dụng cho các thánh nhân sẽ đúng hơn khi áp dụng cho chúng ta. Nhưng chúng ta không được coi mình như đứng ở ngoài. Những lời nói về ơn gọi tiền định của Gioan cũng phải được hiểu về chúng ta để chúng ta tham dự hơn vào sự vui mừng trong ngày người đản sinh hôm nay.
B. Sinh Nhật Gioan
Tin Mừng theo thánh Luca viết rằng hôm Gioan chào đời, bà con láng giềng đã đến chung vui với ông bà Zacarya. Cả hai người đã già mà nay có con lại không đáng mừng sao? Lẽ ra chính hôm ấy người ta phải đặt tên ngay cho con trẻ (Kn 4,1; 21,3...). Nhưng từ thời sau Lưu đày, người ta bắt chước phong tục Hylạp để việc đó lại sau. Và như vậy cũng tôn vinh ngày làm lễ cắt bì hơn, cử hành 8 ngày sau sinh nhật.
Đó là ngày đánh dấu việc con trẻ từ nay thuộc Dân Chúa. Bạn hữu thân thích đến đông hơn. Người ta muốn gọi con trẻ bằng tên của cha nó để tôn trọng ông. Vì theo tục lệ, lẽ ra phải lấy tên của ông nội mà đặt cho đứa bé. Nhưng Zacarya cũng đã “lão rồi”; và nay ông mới có con; nên để ông vui, người ta muốn gọi đứa bé là Zacarya. Thế nhưng mẹ nó không chịu. Người ta nói thế nào bà cũng không nghe. Người ta phải nại đến cha nó. Nhưng ông lại câm. Phải lấy bút giấy cho ông. Ông viết: hãy đặt tên nó là Gioan. Thật là lạ lùng! Không ai bảo ai mà cả cha lẫn mẹ đều muốn gọi nó là Gioan, một tên không có trong họ hàng thân thuộc. Gioan có nghĩa là Chúa chạnh thương, Chúa đoái nhìn, Chúa muốn cứu độ. Cái tên thật hay, nhưng ai bảo hai ông bà biết mà chọn? Người ta chưa kịp hết ngạc nhiên thì Zacarya đã bật miệng hát lên bài ca chúc tụng. Phải chăng 9 tháng câm đã cho ông thời gian suy nghĩ về lòng Chúa nhân ái, chạnh thương, muốn nhìn lại Israel để ra tay cứu độ như lời đã hứa cùng tổ phụ Abraham và cho đến muôn đời?
Thánh Luca đã tỏ ra lỗi lạc trong bài tường thuật hôm nay. Người không chú ý đến ngày sinh nhật của Gioan. Người mời chúng ta tham dự nghi lễ cắt bì, tức là nghi thức tiến dâng hài nhi lên làm con Chúa. Nói đúng hơn, người chỉ nhắc đến tên lễ nghi này để đưa mắt chúng ta hướng về Chúa để thấy Chúa đang đoái nhìn, chiếu cố, chạnh thương và muốn cứu độ Dân Người. Thánh Luca dùng mọi yếu tố có thể tìm thấy để làm nổi bật tên Gioan khiến người ta thấy rõ Chúa đang thể hiện Lời hứa cho Israel và các dân tộc. Đó không phải là tên của ông nội đứa bé, cũng chẳng phải là tên của ai trong họ hàng thân thuộc. Làm sao cả cha lẫn mẹ không đồng ý trước mà lại nói ra cùng một tên? Và tên này chỉ có thể bắt nguồn từ mầu nhiệm Chúa đoái thương hai ông bà cũng như hài nhi và toàn dân.
Nếu được phép tìm hiểu thêm nữa, chúng ta hãy để ý: ở đây, chính uy quyền của người cha giải quyết vấn đề đặt tên cho con trẻ; còn trong trường hợp Hài nhi sẽ sinh ra ở Bêlem, chính Đức Maria là người trước hết có nghĩa vụ phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu. Phải chăng Gioan dù sao cũng còn là con cái của xác thịt nên thuộc quyền cha; còn Cha của Đức Giêsu là Thiên Chúa, nên quyền đặt tên cho Người tùy ở Đức Mẹ Đồng trinh?
Dù sao, hôm nay Giáo Hội rất vui mừng vì được Gioan, tức là được ơn Chúa chạnh thương, đoái nhìn, muốn cứu độ Dân Người. Chính người Dothái thời Gioan đã nghĩ như vậy, nên họ nóng lòng chờ đợi xem Chúa sẽ ra tay thế nào nơi hài nhi mới sinh.
C. Hành động của Gioan
Cũng một tác giả sách Tin Mừng thứ ba đã viết về Gioan như hôm nay chúng ta nghe đọc trong sách Công vụ các Tông đồ. Ông để cho Phaolô nói với những người kính giới Thiên Chúa và đang chờ đợi Lời cứu thoát. Dù không sống ở đất Dothái, nhưng họ chia sẻ mọi tâm tình tôn giáo của đồng bào nơi cố hương. Sống giữa dân ngoại và trong nền văn hóa Hylạp, những người Dothái “thiên cư” (diaspora) đang nghe Phaolô giảng trong hội đường vào ngày sabbat. Họ đã nghe biết về Gioan và đang chờ các hậu quả của việc người xuất hiện. Người đã rao giảng phép rửa thống hối. Nhưng nghe đâu người đã bị bắt và bị giết vì đã khẳng khái lên án tội loạn luân của vua Hêrôđê. Người là Đấng thánh chắc rồi. Các môn đệ của người đang hoạt động. Không biết rồi sẽ ra sao. Nay Phaolô đến cho họ biết: khi vận nghiệp gần mãn, Gioan đã nói: “Các người tưởng tôi là gì, thì không phải tôi đâu. Nhưng này đang đứng sau tôi, Đấng tôi không đáng cởi dép chân Người”. Rồi Phaolô tiếp tục nói với người ta về Đức Giêsu. Người đã làm công việc của Gioan, vì tựu trung hoạt động của Gioan cũng là giới thiệu Đức Giêsu Cứu thế là tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Phép rửa mà Gioan đã làm, tuy quan trọng vì từ đó đã khiến người được mệnh danh là Tẩy giả, cũng chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta thống hối tội lỗi để đón nhận Đức Giêsu Kitô. Gioan đúng thật là tôi tớ, khiêm tốn và chăm chỉ làm việc để tôn vinh Chủ mình. Ông không lợi dụng lòng phấn khởi lầm tưởng của người ta khi họ muốn coi ông như cứu thế. Ông công nhận không đáng cởi giầy cho Đấng ấy, tức là không đáng làm môn đệ của Người.
Chính vì Gioan đóng đúng vai trò của vị tiền hô mà ngày nay hơn hết mọi vị thánh, người còn sống động trong sinh hoạt của Hội Thánh. Hội Thánh không ngừng cử hành mầu nhiệm cứu độ, nên luôn luôn nhắc đến Gioan. Hội Thánh mừng sinh nhật của người để biết hừng đông ơn cứu thế đã nổi lên ở chân trời trong đời sống của Dân Chúa. Hội Thánh nghe tiếng người trong mùa vọng Phụng vụ để thanh tẩy tâm hồn và đời sống hầu chuẩn bị ngày Chúa đến. Hội Thánh kính nhớ sự chết của người để được báo tin về cuộc tử nạn cứu thế của Đức Kitô. Thánh Gioan là tiên tri được sai đi trước mặt Đức Giêsu Cứu thế thì người còn sống mãi trong tâm tư của Hội Thánh đang đi đón Đức Kitô trở lại. Có thể nói Hội Thánh phải gặp thánh Gioan trước, tức là phải thanh tẩy, chuẩn bị nên Dân tốt lành hầu đón nhận ơn Chúa đến viếng thăm. Và như vậy thiết tưởng đã đủ để nói lên điều này, là cho đến ngày Đức Giêsu Kitô trở lại, chúng ta phải nghe lời Gioan giảng, phải thi hành việc người truyền, phải hành động và trở nên như người.
Chúng ta hãy làm công việc này nhờ những bài Kinh Thánh hôm nay đã nói về thánh Gioan. Chúng ta luôn nhớ ơn gọi tiền định; chúng ta luôn suy ngày được hiến dâng cho Chúa và nhận tên là Kitô hữu, một danh hiệu nói lên tình thương cứu độ của Chúa. Nhất là chúng ta bắt chước thánh Gioan có đời sống thanh tẩy tội lỗi và luôn khiêm tốn giới thiệu Đức Giêsu Cứu thế cho mọi người.
Giờ đây chính Chúa sẽ đến gặp chúng ta trong thánh lễ. Chúng ta hãy có lòng thống hối như muốn cúi xuống cởi giầy cho Người... Chúng ta sẽ được Người nâng lên như có lần Người đã tôn vinh thánh Gioan trước mặt mọi người: Thầy bảo thật trong muôn vàn con cái mà đàn bà sinh ra không ai quý trọng hơn Gioan, nhưng kẻ bé nhất trong Nước Trời còn hơn ông. Vì Gioan chỉ là vị tiền hô, còn chúng ta từ nay là bạn hữu, là Kitô hữu. Ước gì chúng ta hiểu như vậy để từ nay sống xứng đáng hơn với danh hiệu này. Và như thế, chúng ta sẽ tôn vinh Chúa, sẽ tiếp tục làm công việc của thánh Gioan là giới thiệu Chúa cho mọi người.
15. Sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả (Suy niệm của Lm. Vũ Phan Long)
Đây là một lễ lớn, một đại lễ của niềm vui, nhưng nhất là một lễ của lòng từ bi thương xót!
1.- Ngữ cảnh
Giống như Tin Mừng Mt nhưng không lệ thuộc vào Mt, tác giả Luca mở đầu Tin Mừng bằng một trình thuật về thời thơ ấu của Đức Giêsu. Nhưng ngài là tác giả duy nhất đề cập đến thời thơ ấu của Gioan Tẩy Giả.
Phần tường thuật về Thời thơ ấu có hai cánh:
- Cánh các lời loan báo (1,5-56),
- Cánh các cuộc chào đời (1,57–2,52).
Truyện Gioan chào đời được đặt song song với biến cố Đức Giêsu giáng sinh.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Gioan chào đời (1,57-58);
2) Gioan được cắt bì và đặt tên (1,59-66);
3) Kết: Ghi nhận về Gioan lớn lên, vào hoang địa và ra mắt (1,80).
3.- Vài điểm chú giải
- Nghe biết (58): Khi biết mình có thai, bà Êlisabét đã ẩn mình (x. 1,24), nên láng giềng và những bà con khác (trừ Đức Maria) không biết gì về tình trạng của bà, cho đến khi đứa bé chào đời.
- cắt bì (59): Theo St 17,11, cắt bì là ghi “dấu giao ước” cho cậu bé trai. Thường người cha sẽ cắt bì cho con (x. St 21,4).
- lấy tên cha … mà đặt tên cho em (59): Theo bản văn Lc, em bé được đặt tên khi cắt bì. Tuy nhiên, người Do Thái Paléttina có thói quen đặt tên con ngay vào lúc chào đời (x. St 4,1; 21,3; 25,25-26), và thường do người mẹ (St 29,31–30,24; 1 Sm 1,20), đôi khi do người cha (x. St 16,15; Xh 2,22) (xem R. de Vaux). Do đó, có những nhà chú giải nghĩ rằng tác giả Lc đã đưa vào đây một cách thực hành của người Hy Lạp, bởi vì tại Hy Lạp cổ thời, người ta thường đặt tên cho con vào ngày thứ bảy hoặc thứ mười sau khi sinh.
- Trong họ hàng của bà, chẳng ai có tên như vậy cả (61): Tuy nhiên, “Gioan” đã từng là tên của các thành viên dòng họ tư tế thời hậu Lưu đày (x. Nkm 12,13.42; 1 Mcb 2,1-2).
- bàn tay Chúa (66): Đây là một kiểu nói như nhân của Cựu Ước (x. 1 Sb 28,19; 4,10) nhằm diễn tả rằng Thiên Chúa uy quyền che chở và hướng dẫn Gioan. Thế nhưng Ngài vẫn không tránh cho Gioan khỏi tù và khỏi chết bởi tay Hêrôđê Antipa (x. Lc 3,20; 9,8).
- lớn lên (80): Đây là một điệp khúc của tác giả Lc (x. 2,40.52). Câu văn được phỏng theo Tl 13,24-25 và 1 Sm 2,26.
- sống trong hoang địa (80): Dựa vào đây, các chuyên viên đề ra giả thuyết là Gioan đã qua thời trai trẻ tại cộng đoàn Êxêni tại Qumran. Đây là giả thuyết không bảo vệ được và cũng không phi bác được.
4.- Ý nghĩa bản văn
* Gioan chào đời (57-58)
Đoạn tường thuật ngắn ngủi này kể lại cuộc chào đời của Gioan và niềm vui do biến cố này đưa lại. Tác giả Lc kể lại truyện này với hai sắc thái. Trước tiên, biến cố cho thấy lòng từ bi thương xót của Đức Chúa đối với dân Ngài khi cất khỏi bà Êlisabét nỗi ô nhục son sẻ. Truyện cũng nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa tỏ lòng từ bi thương xót ra khi chơi chữ trên tên “Gioan”. Ân huệ mà Ngài tỏ ra như thế không chỉ nhằm chiếu cố đến bà Êlisabét mà còn chiếu cố đến dân Ngài là Israel như một toàn thể. Đứa bé này, sinh ra từ những cha mẹ son sẻ, trở thành nguồn đưa lại niềm vui cho láng giềng và bà con thân thích, như sứ thần đã tiên báo.
* Gioan được cắt bì và đặt tên (59-66)
Đứa trẻ sinh ra được tám ngày thì phải làm phép cắt bì (x. Lv 12,3). Khi được cắt bì, em bé được ghi “dấu giao ước” (St 17,11) và được tháp nhập vào Israel (Gs 5,2-9). Từ nay, em được chia sẻ cách phúc lành Thiên Chúa hứa cho dân Ngài (Gs 5,6-7), nên có thể cử hành lễ Vượt Qua với họ (Xh 12,44-49). Cắt bì cũng có nghĩa là buộc phải tuân giữ Luật Môsê. Còn về việc đăt tên, đối với người Do Thái, cái tên rất quan trọng, vì nói lên tương lai của em bé. Có nhiều truyện trong Cựu Ước giải thích ý nghĩa của các tên: “Isaác”, trong tiếng Híp-ri, có nghĩa là “sẽ cười / sẽ mỉm cười” và yếu tố “mỉm cười” này thường xảy ra: Sara mỉm cười trong lều; Isaác cười với Ítmaên. Tên “Giacóp” báo điềm gở là “sẽ hất cẳng”, và sau này ông đã “hất cẳng” Exau. Khi Giacóp đã bỏ tính lọc lừa và trở nên đàng hoàng, Thiên Chúa đã cho ông một tên mới là “Israel”, như một dấu chuẩn nhận và đón tiếp. Cũng thế, sau này Đức Giêsu đã cho Simôn một tên mới là “Phêrô”, để dùng ông làm đá tảng xây dựng Hội Thánh.
Bà Êlisabét không đồng ý cho người ta lấy tên Dacaria mà đặt cho em bé, dù đây là tập tục; bà yêu cầu đặt là “Gioan”. Người ta mới hỏi ý kiến ông Dacaria, lúc này vẫn bị câm. Ông “đã xin một tấm bảng nhỏ và viết” tên Gioan (1,63). Hai ông bà đang tỏ ra vâng lời sứ thần khi chọn một tên cho đứa con, bất chấp truyền thống của dòng họ. Sứ thần đã bảo tên bé là Gioan, thì bây giờ phải đặt tên bé là Gioan! Đây cũng là cách tác giả Lc cho thấy các lời ngôn sứ được hoàn tất: điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Ngài sẽ thực hiện.
Tên “Gioan”, Yơhô[k]anan (hoặc: Yô[k]hanan), có nghĩa là “Đức Chúa (ya = yhwh) đã tỏ lòng ưu ái (khanan = charis)” (x. 1,13). Tên này tạo thêm một đường nối giữa hai gia đình, vì nhắc lại lời sứ thần chào Maria, “bà được đẹp lòng (charis) Thiên Chúa” (1,30). Tên “Gioan” như thế có hiểu rằng Israel là đối tượng được Thiên Chúa đặc biệt chiếu cố, và Ngài có một sự quan tâm đặc biệt đến cũng như có một chương trình đặc biệt cho.
* Kết: Ghi nhận về Gioan lớn lên, vào hoang địa và ra mắt (80)
Sau khi chấm dứt bài Benedictus (chúng ta không đọc), tác giả Lc kết thúc hoạt cảnh bằng một ghi nhận nói rằng cậu bé ngày càng lớn lên mọi mặt, và báo trước việc Gioan vào sống trong hoang địa (3,2), chờ ngày “ra mắt dân Israel”.
+ Kết luận
Khi đặt bản văn này vào ngữ cảnh, ta thấy rõ ý hướng của Tin Mừng Lc. Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu được so sánh và đạt đối nhau, nhưng sự cao trọng của Đức Giêsu được nêu bật trong từng chi tiết. Rõ ràng Đức Maria cao trọng hơn ông Dacaria, và con của Đức Maria vô cùng cao trọng hơn con của ông Dacaria. Cốt lõi đầu tiên là thời thơ ấu của Đức Giêsu, và rõ hơn, là truyện Truyền Tin. Rất có thể câu truyện về thời thơ ấu của Gioan Tẩy Giả chỉ là một phần mở do tác giả Lc sáng tác ra để vị Tiền hô giới thiệu Đấng Mêsia.
Chương 1–2 Lc có ý tưởng chủ đạo là sự hoàn tất lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Mêsia. Các truyện kết cấu nhịp nhàng và đạt tới đỉnh điểm khi Đức Giêsu được dâng trong Đền Thờ. Trong biến cố này, tác giả đã nhìn thấy Đức Giêsu tỏ mình công khai. Ngài diễn tả được điều đó khi dùng Đn 9–10 trong các lời loan báo cho Đức Maria và Dacaria, cũng như khi dùng Ml 3 trong lời loan báo cho Dacaria, trong bài Benedictus và trong truyện Dâng con trong Đền Thờ. Được quy tụ lại quanh khái niệm “sự hoàn tất các ngày” (đã mãn: 1,23.57; 2,6.21-22), các bản văn thiên sai này nêu bật ý tưởng là thời thiên sai đã đến. Vậy các chương này thuộc lịch sử tôn giáo, được viết theo ngôn ngữ Kinh Thánh.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Đây là một lễ lớn, một đại lễ của niềm vui, nhưng nhất là một lễ của lòng từ bi thương xót! Bởi vì bà Êlisabét, mẹ của Gioan, bị hiếm muộn (x. Lc 1,7.36) và hoàn toàn nhưng-không – do ân sủng – mà bà đã được Chúa ban cho ơn phi thường là cưu mang một người con trong lúc tuổi già (x. Lc 1,36). “Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà”.
Nhưng đây là một lễ của lòng từ bi thương xót chính là vì cuộc chào đời của Gioan loan báo cuộc chào đời của Đấng Mêsia, Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, được sai phái đền trần gian để cứu chuộc con người sa đọa từ tội nguyên tổ!
2. Cuộc chào đời của Gioan đầy những chuyện lạ lùng bao quanh: sứ thần Gabriel loan báo cho ông Dacaria; bà Êlisabét gặp Đức Maria là cơ hội để cho thai nhi nhảy mừng. Và Gioan ra đời đã sống xứng đáng với các phép lạ đó. Nghĩ đến cuộc sống mình, chúng ta hẳn cũng thấy đời của mình đầy ắp phép lạ, hay là cả cuộc đời mình là một phép lạ kéo dài, bởi vì chúng ta cũng là những tiền hô của Đấng cứu thế. Chúng ta đang sống thế nào?
3. Chúng ta suy niệm về thánh Gioan dựa theo ý kiến của một vài vị thánh. Trước tiên, ta có ý kiến của linh mục Origiênê (Các bài giảng về Tin Mừng Luca, số 4,4-6): “Phần tôi, tôi nghĩ rằng mầu nhiệm Gioan đang được hoàn tất trong thế giới cho tới nay. Người nào được nhắm cho tin vào Đức Kitô Giêsu, thì trước đó tinh thần và sức mạnh của Gioan phải đến trong tâm hồn người ấy để “chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa” (Lc 1,17) và trong những nơi lồi lõm của con tim, “khúc quanh co, phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, phải san cho bằng” (Lc 3,5). Không phải chỉ vào thời đó các “khúc quanh co, mới phải uốn cho ngay; đường lồi lõm, mới phải san cho bằng”, nhưng hôm nay cũng còn như thế. Tinh thần và sức mạnh của Gioan đi trước việc Chúa Cứu thế hiển ngự”.
4. Thánh Ephrem đã dạy (Bài thánh ca được gán cho thánh Ephrem [khoảng 306-373]: “Chính là ngài, thánh Gioan, mà chúng con nhìn nhận như là một Môsê mới, bởi vì ngài đã thấy Thiên Chúa, không phải trong dạng biểu tượng, nhưng hoàn toàn rõ ràng. Chính ngài mà chúng con coi như là một Giôsuê mới: ngài không đi từ bờ này sang bờ bên kia của sông Giođan, nhưng, với nước sông Giođan, ngài đã đưa người ta đi từ thế giới này sang thế giới khác… Chính ngài là Samuen mới đã không xức dầu cho Đavít, nhưng đã ban phép rửa cho con Đavít. Chính Ngài là Đavít mới, đã không bị vua Saun xấu xa bách hại, nhưng đã bị Hêrôđê giết chết. Chính ngài là Êlia mới, được nuôi dưỡng trong hoang địa không phải bằng bánh một con quạ mang đến , nhưng bằng châu chấu và mật ong do Thiên Chúa ban cho. Chính ngài là Isaia mới đã không nói: “Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và sinh con” (7,14), nhưng đã công bố trước mặt mọi người: “Này đây bà đã sinh ra Con Chiên Thiên Chúa, Đấng mang tội trần gian” (Ga 1,29)…
“Lạy thánh Gioan, Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài thật có phúc, vì ngài đã đặt tay trên Chủ của ngài, ngài đã nắm lấy trong tay ngọn lửa có ánh sáng làm các thiên thần phải run sợ! Là ngôi sao mai, ngài cho thế gian thấy Buổi Ban mai chân thật ; là bình minh tươi vui, ngài đã cho thấy ngày vinh quang; là ngọn đèn cháy sáng, ngài đã chỉ cho thấy Ánh sáng có một không hai! Là sứ giả mang ơn hòa giải của Chúa Cha, tổng lãnh thiên thần Gabriel đã được cử đến trước mặt ngài để loan báo cho Dacaria về ngài, như là một hoa quả vượt quá sự chờ đợi của ông… Là người cao trọng nhất trong số các con cái loài người (Mt 11,11), ngài đến đón trước Đấng Emmanuel, ngài đón trước Đấng vượt quá mọi thọ tạo; là con đầu lòng của bà Êlisabét, ngài đi trước Trưởng Tử của toàn thể thọ tạo!”
5. Mỗi người có ơn gọi của mình. Gioan có ơn gọi của riêng ông, ơn gọi không mấy thông thường. Cũng như mỗi người được Thiên Chúa kêu gọi, Gioan đã chuẩn bị trong lòng sứ mạng được ký thác cho ông. Ông chuẩn bị bằng đời sống ẩn dật. Đó chính là đời sống của ông với Thần Khí Đức Chúa. Đó chính là điều bí mật của ông. Phải chăng đây là một sự mô phỏng, khá mờ nhạt, của sự chuẩn bị của Đức Maria hầu đón tiếp Đức Chúa đến với Bà vào ngày Truyền tin? Bởi vì Đức Maria cũng đã nhận một tên mới do Thiên Chúa ban: thiên thần Gabriel đã gọi Bà bằng cái tên “Đấng đầy ân sủng” (Lc 1,28).
bài liên quan mới nhất
- Ngày 13/01: Thánh Hilaire, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
-
Ngày 07/01: Thánh Raymond de Penyafort - Linh mục -
Ngày 04/01: Thánh Elizabeth Ann Seton -
Ngày 03/01: Danh Thánh Chúa Giêsu -
Ngày 02/01: Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô -
Ngày 31/12: Thánh Silvester I, Giáo Hoàng (270-335) -
Ngày 29/12: Thánh Tôma Becket, Giám mục tử đạo -
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo -
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính)
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Giữ chay và ăn chay