Rimini: Đức Phanxicô mời gọi hãy trở lại với điều cốt yếu để bảo vệ hòa bình và tình huynh đệ
Đức Thánh Cha, trong thông điệp được ký bởi Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã khởi đi từ một nhận xét đen tối: thời đại phức tạp mà chúng ta đang sống, nhiều thách thức cần phải đương đầu, bối cảnh bạo lực , “những cơn gió lạnh giá của chiến tranh“, tình trạng khẩn cấp về khí hậu, những bất công và “sự biến chuyển nhân chủng học chưa từng có“, đều là những yếu tố có khả năng duy trì “cảm giác bất lực“, thúc đẩy sự từ bỏ đến mức đánh mất “ý nghĩa của cuộc sống”...
Cuộc hội ngộ Rimini về tình bạn giữa các dân tộc lần thứ 45 được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 25 tháng Tám và năm nay quy tụ các đại diện của giới chính trị, xã hội dân sự và tôn giáo xoay quanh câu hỏi sau: “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều cốt yếu, vậy chúng ta tìm kiếm điều gì?” Đức Phanxicô, trong thông điệp gửi đến các tham dự viên, đã trả lời : Thiên Chúa, tình yêu tha nhân, hòa bình và tình huynh đệ.
Con người hiện hữu để yêu thương, bởi vì con người được Thiên Chúa yêu thương và sứ mạng trên trần thế của con người là lan tỏa tình yêu này ra xung quanh. Tuy nhiên, để yêu, cần phải biết đi đến điều cốt yếu, cần phải biết trở thành “người tìm kiếm” hay “kẻ ăn xin” điều cốt yếu. Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khuyến khích này trong thông điệp gửi tới các tham dự viên cuộc hội ngộ Rimini lần thứ 45 về tình bạn giữa các dân tộc, được tổ chức vào tuần này tại thành phố duyên hải Adriatique. Chủ đề của cuộc hội ngộ năm nay là: “Nếu chúng ta không tìm kiếm điều cốt yếu, vậy chúng ta tìm kiếm điều gì?”
Cơn gió lạnh giá của chiến tranh
Khi khai triển suy tư của mình, Đức Thánh Cha, trong thông điệp được ký bởi Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã khởi đi từ một nhận xét đen tối: thời đại phức tạp mà chúng ta đang sống, nhiều thách thức cần phải đương đầu, bối cảnh bạo lực , “những cơn gió lạnh giá của chiến tranh“, tình trạng khẩn cấp về khí hậu, những bất công và “sự biến chuyển nhân chủng học chưa từng có“, đều là những yếu tố có khả năng duy trì “cảm giác bất lực“, thúc đẩy sự từ bỏ đến mức đánh mất “ý nghĩa của cuộc sống”.
Đối mặt với điều này, một câu hỏi không thể tránh khỏi: “Có điều gì đáng sống và hy vọng không?” Đức Phanxicô đã nỗ lực ngay từ đầu triều đại giáo hoàng của mình để nhấn mạnh rằng những kháng cự, thử thách, sa ngã của con người trong thực tế tạo thành một lời kêu gọi để trái tim của mỗi người mở ra cho cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, để mỗi người ý thức về mình là ai, về tha nhân của mình và về thực tại.
Ẩn dụ về người leo núi
Ẩn dụ mà Đức Phanxicô đã chọn để minh họa sự cần thiết phải quay trở lại với điều cốt yếu là ẩn dụ về một người leo núi, khi đứng trước vách đá, phải giải thoát mình khỏi những thứ thừa thãi để leo núi nhanh hơn. Đây là cách chúng ta có thể nhận ra rằng giá trị của cuộc sống con người không nằm ở những yếu tố vật chất, ở những thành công đạt được, ở sự cạnh tranh. Ngược lại, giá trị của cuộc sống bắt nguồn từ mối quan hệ với người khác, trong tình yêu thương người lân cận, trong tình bạn với Thiên Chúa; nói cách khác, trong niềm tin tưởng và hy vọng mà tình bạn với Đấng Tối Cao này mang lại, mà không bao giờ suy yếu. “Chúng ta được yêu thương, và đây là sự thật cốt yếu”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong thông điệp gửi Đức Giám mục của Rimini, Đức cha Nicolò Anselmi, nhân dịp cuộc hội ngộ Rimini.
Đức tin là điều cốt yếu
Do đó, Đức Phanxicô mời gọi quay trở lại với điều cốt yếu vốn không gì khác hơn là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô: “Chỉ có Chúa mới cứu được nhân loại mong manh của chúng ta và, trong nghịch cảnh, khiến chúng ta cảm nghiệm được niềm vui, mà nếu không thì không thể có được. Nếu không có điểm neo này, con thuyền cuộc đời chúng ta sẽ bị bỏ rơi trước sóng biển và có nguy cơ bị chìm.” Con người được tạo dựng để biến cuộc sống của mình thành “công cụ của tình yêu, lòng thương xót và trắc ẩn” để đương đầu với thách thức về một nền hòa bình dường như không thể thực hiện được. Họ phải trở thành một tác nhân có trách nhiệm của sự thay đổi, một cộng tác viên tích cực trong sứ mạng của Giáo hội nhằm tạo ra những không gian nơi có thể nhìn thấy sự hiện diện của Chúa Kitô và có thể chạm vào Người. Đức Thánh Cha kết luận : sự dấn thân chung có thể tạo ra một thế giới mới, trong đó việc làm cho tình yêu trong Chúa Kitô được chiến thắng, vì toàn bộ hành tinh trở thành “đền thờ của tình huynh đệ”.
Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: vaticannews.va
Nguồn: xuanbichvietnam.net
bài liên quan mới nhất
- Thông điệp "Dilexit nos" - Người đã yêu thương chúng ta | Bản dịch Việt ngữ
-
Sáu chủ đề chính trong Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô về Thánh Tâm -
Thông điệp “Ut unum sint – Để tất cả nên một” về việc dấn thân đại kết -
Bức thư năm 2024 từ Taizé: "Hành trình cùng nhau" -
Đức Bênêđictô XVI nói về Thông điệp đầu tiên của ngài -
Thông điệp Fratelli Tutti trong chương trình mục vụ của linh mục -
Hòa giải dân tộc theo định hướng của Thông điệp Fratelli Tutti -
Tóm tắt thông điệp “Fratelli tutti – Tất cả anh em” -
Thông Điệp Phục Sinh và Phép Lành Toàn Xá 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Kỷ niệm 50 năm Thông điệp Populorum Progressio
bài liên quan đọc nhiều
- Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (phần 1)
-
Thông điệp 'Laudato Si' về Môi trường: Những nét đặc trưng -
Thông điệp Fratelli Tutti trong chương trình mục vụ của linh mục -
Tóm lược Thông Điệp ”Caritas in Veritate” của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI -
Thông điệp "Bác ái trong Chân lý": Ý chính của từng số -
Đức Bênêđictô XVI nói về Thông điệp đầu tiên của ngài -
Quan niệm về tính dục con người trong thông điệp “Evangelium Vitae” -
Thông Điệp Phục Sinh và Phép Lành Toàn Xá 2019 của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Thông điệp "Bác ái trong Chân lý": Lời giới thiệu của ĐTC Bênêđictô XVI -
Thông điệp Spe Salvi