Phản ứng của các tổ chức nhân đạo Công giáo thế giới đối với kết quả Hội nghị G8

Phản ứng của các tổ chức nhân đạo Công giáo thế giới đối với kết quả Hội nghị G8

Hội nghị Thượng đỉnh G8

Các nhà lãnh đạo Nhóm 8 nước giàu nhất thế giới (G8) tiến hành Hội nghị thượng đỉnh ở Huntsville, Ontario phía bắc Toronto Canada trong hai ngày 25-26/06-2010.

Nhóm G8 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật bản, Nga và Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo thuộc G8 đã bàn về các vấn đề: phục hồi nền kinh tế toàn cầu, giúp đỡ các nước nghèo. Chủ đề của Hội nghị lần này là “Sự hồi phục và những khởi đầu mới”.

Ngày 26-06, Hội nghị thượng đỉnh thường niên G8 bế mạc với Tuyên bố chung đề cập nhiều vấn đề liên quan đến chống đói nghèo, an ninh lương thực, hoà bình và an ninh toàn cầu.

Thủ tướng Canada Stephen Harper thông báo, các nhà lãnh đạo G8 cam kết góp 5 tỉ đô la Mỹ trong 5 năm tới cho chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, trong đó Canada góp 1,1 tỉ đô la Mỹ và Hoa Kỳ là 1,35 tỉ đô la Mỹ.

Tuyên bố của hội nghị nhấn mạnh, an ninh lương thực vẫn là một thách thức toàn cầu và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng do vấn đề biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển…

Phản ứng của các tổ chức nhân đạo Công giáo thế giới đối với kết quả Hội nghị G8

Ngay sau khi Hội nghị G8 bế mạc, nhiều tổ chức nhân đạo Công giáo thế giới đã bày tỏ phản ứng trái chiều đối với những gì được các nhà lãnh đạo G8 tuyên bố.

Tiêu biểu nhất là tuyên bố của CAFOD (The Catholic Agency For Overseas Development), một cơ quan nhân đạo của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales.

Tuyên bố này được nhiều cơ quan thông tấn phát lại, trong đó có nội dung đáng chú ý:

“Thật thất vọng khi thấy trong Thông cáo chung G8 không đề cập đến lời hứa Make Poverty History/Abolissons la pauvreté (Hãy cùng nhau xóa bỏ đói nghèo) được các cường quốc G8 đưa ra 5 năm trước đây.

Tại Gleneagles vào năm 2005, 8 nước giàu nhất thế giới hứa sẽ cấp thêm viện trợ 50 tỉ đô la vào năm 2010 cho các nước nghèo, và riêng với vùng Hạ Sahara, sẽ tăng gấp đôi tiền viện trợ, vậy mà đã nửa năm 2010, vẫn còn trên 18 tỉ chưa đến tay các nước nghèo khổ.

Sáng kiến Muskoka, thể hiện sự cam kết của G8 về việc giảm số tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đáng được hoan nghênh, nhưng nó chẳng còn ý nghĩa khi không tăng cường sự trợ giúp hiệu quả đối với những vấn đề người nghèo đang phải đối mặt.

Còn đó tấn thảm kịch của biết bao bà mẹ và trẻ sơ sinh phải sống lây lất, khổ sở. Biết bao trẻ em lớn lên trong cảnh thường xuyên bị đe dọa bởi các dịch bệnh như sốt rét.
Phải để cho tiền viện trợ đến được với trẻ em để chúng được học hành. Đến được với cuộc chiến đấu chống HIV/AIDS. Và đến được với các cộng đoàn đang giúp đỡ xây dựng cuộc sống lành mạnh”. 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top