Những hình thức nô lệ mới
Dư luận đang chuyển hướng vào những nạn nhân của các vụ mua bán tình dục
ROMA ngày 28-06-2009 (Zenith.org). Đã từ lâu, Tòa Thánh Vatican và các nhóm phụ nữ mộ đạo luôn họat động tích cực nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu người, và gần đây ĐTC Bênêđictô XVI đã gửi đi một thông điệp ủng hộ tới cuộc họp về vấn nạn đó được tổ chức tại Roma tháng này, nhấn mạnh đây là ưu tư hàng đầu của Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói rằng điều quan trọng là phải hình thành “nhận thức mới về tính vô giá của mạng sống và cam kết mạnh mẽ hơn đối với việc bảo vệ nhân quyền và khắc phục mọi hình thức lạm dụng.”
Vấn đề này cũng đang được tranh luận ở Anh. Một chỉ thị do Viện Cơ Đốc Giáo xuất bản vào tháng 6 giải thích rằng Bộ Luật Tội Phạm và Khống Chế Tội Phạm bao hàm nhiều thay đổi đáng kể trong điều luật liên quan tới nạn mại dâm ở Anh và Wales. Những thay đổi này đặc biệt dùng đối phó với nạn mua bán tình dục trái phép.
Dù vẫn còn đang được Quốc Hội xem xét nhưng theo chỉ thị, kiến nghị dự quyết rằng người mua các dịch vụ tình dục sẽ bị cho là phạm tội nếu tình dục được mua từ gái mại dâm bị ép buộc, bị lừa hay đe dọa.
Khái niệm cưỡng ép sẽ bao gồm việc ép buộc bằng phương tiện tâm lý, kể cả việc khai thác điểm yếu của người khác. Viện Cơ Đốc Giáo nói rằng đây là hòan tòan là một tội trạng pháp lý, có nghĩa là người mua vẫn có tội cho dù họ có biết cô gái mại dâm đó bị cưỡng ép hay họ đã cố gắng để biết được điều đó.
Viện lưu ý rằng không thể biết chính xác con số gái mại dâm đang họat động tại Vương Quốc Anh; tuy nhiên, nhiều người đã đưa ra con số 80 000. Theo ước tính từ năm 2008 có thể lên đến 18 000 phụ nữ, bao gồm các bé gái mới 14 tuổi, bị đưa vào các nhà chứa ở Vương Quốc Anh.
Vấn nạn tòan cầu
Bộ Ngọai Giao Mỹ xuất bản “Báo Cáo về Nạn Buôn Lậu Người” thường niên của năm 2009 vào ngày 16- 06. Báo cáo nói rằng mua bán tình dục chiếm một phần lớn trong nạn buôn người nói chung.
Báo cáo lưu ý, có rất nhiều mánh khóe đưa phụ nữ bị cưỡng ép vào những vụ mua bán tình dục. Có thể do bị ép buộc, bị lừa, hay gán nợ. Thông thường thì phụ nữ và các em gái bị cưỡng ép làm gái mại dâm qua việc sử dụng một “món nợ” nào đó mà họ phải chịu, từ chi phí đưa họ tới một nước phương Tây.
Theo báo cáo trích dữ liệu của UNICEF, có đến 2 triệu trẻ em bị đưa vào đường dây mại dâm trong mạng lưới mua bán tình dục thương mại tòan cầu
Bộ Ngọai Giao quan sát rằng mua bán tình dục để lại những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ vị thành niên, kể cả những chấn thương hay bệnh lâu dài về tâm sinh lý. Nhiễm trùng từ các bệnh tình dục, bị nghiện ma túy và bị xã hội ruồng bỏ cũng là những hậu quả thường thấy.
Tội ác ghê rợn
Một cuốn sách xuất bản đầu năm nay xem xét vấn đề mua bán tình dục dưới góc nhìn kinh tế. Cuốn sách mang tựa đề “Mua bán tình dục: Bên trong việc kinh doanh hình thức nô lệ mới” của Siddharth Kara (Columbia University Press).
Kara đã từng là chủ ngân hàng đầu tư, từ bỏ sự nghiệp kinh doanh để tham gia vào những nổ lực xóa bỏ chế độ nô lệ con người.
Mặc dù không đi sâu vào những phân tích kinh tế trong việc buôn người, Kara rất rõ ràng về khía cạnh đạo đức, ông tuyên bố ngay đầu cuốn sách: “Mua bán tình dục là một tội ác ghê gớm chống lại con người, “
Kara mô tả việc chiếm hữu nô lệ tình dục được thực hiện bằng nhiều cách. Một số bị lừa vì những hứa hẹn viễn vông, một số khác bị cha mẹ bán. Cám dỗ là một cách khác, và một số mới được những nô lệ cũ giới thiệu.
Tại một số nước, hôn nhân giả là một cách phổ biến dụ dỗ những phụ nữ trẻ đang tìm kiếm quyền hợp pháp và để được xã hội chấp nhận. Những kẻ buôn người cũng lợi dụng số đông trong các trại tị nạn, đề nghị một chọn lựa hấp dẫn khi thoát ra.
Kara cũng có những bằng chứng, thường bằng đồ họa về quá trình biến phụ nữ thành nô lệ tình dục bao gồm nhiều chiêu thức như cưỡng dâm, hành hạ, nhục mạ và dùng thuốc phiện. Mục đích là làm cho những phụ nữ đó tuyệt đối tuân phục, như thế sẽ hấp dẫn hơn với những khách hàng sau này.
Kara kết luận, ngành công nghiệp mua bán tình dục chứa đựng cả một hệ thống cưỡng dâm, hành hạ, biến thành nô lệ, và giết hàng triệu phụ nữ cùng trẻ em, kể cả hành động giết người, những căn bệnh lây nhiễm qua được tình dục hay dùng thuốc phiện.
Phân tích kinh tế
Theo tính tóan của Kara thì tổng số người hàng năm bị mua bán cho mạng lưới khai thác tình dục thương mại là khỏang 500 000 đến 600 000. Ông thừa nhận khó mà nắm bắt được con số chính xác. Bộ Ngọai Giao Mỹ ước tính tổng số người bị mua bán trong các đường dây buôn người quốc tế là khỏang 600 000 đến 800 000. Con số này không tính đến hàng triệu người bị mua bán trong nước.
Liên quan đến lợi nhuận kiếm được từ hình thức nô lệ con người, không chỉ trong nô lệ tình dục, Kara đưa ra con số của Bộ Ngọai Giao Mỹ là 9.5 tỉ đô mỗi năm. Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ước tính con số gần 31.7 tỉ đô
Kara phân tích một số dữ liệu thống kê và tính rằng vào năm 2007 nạn mua bán nô lệ tình dục với các chủ nhà thổ và các tú bà đem lại lợi nhuận khỏang 1 tỉ đô, vào khỏang 1895 đô cho mỗi nô lệ. Ông tính, trừ đi tất cả các chi phí, thì sẽ được khỏang 600 triệu đô lợi nhuận.
Tính trên phạm vi tòan cầu, ông ước tính rằng vào năm 2007 tổng thu nhập kiếm được từ việc buôn người đạt không dưới 152 tỉ đô với 91 tỉ lợi nhuận. Hình thức buôn lậu đem lại nhiều lợi nhuận nhất là hình thức liên quan tới công nghiệp tình dục. Theo Kara, nó chỉ chiếm 4,2% nô lệ trên thế giới, nhưng đem lại tới 39% lợi nhuận cho chủ nô.
Ông giải thích, những món lợi nhuận kiếm được từ những họat động như thế đã thu hút các nhóm tội phạm từ quy mô đia phương đến các tổ chức quốc tế. Các tổ chức mafia họat động tại Châu Phi, Chấu Á và Đông Âu hợp tác với các tổ chức quốc gia tại địa phương để thuê những vùng lãnh thổ khai thác nạn nhân.
Kara chất vấn, làm sao chúng ta có thể giải thích một kiểu thương mại như thế trong cuộc sống con người. Về mặt cung, chúng ta có thể thấy những nhân tố xuất phát từ nghèo đói, hỗn lọan, mâu thuẫn quân sự và khủng hỏang kinh tế. Ngòai ra, những bước chuyển tiếp sau năm 1989 và mở rộng hội nhập tòan cầu cũng chịu một phần trách nhiệm khi tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn người.
Về mặt cầu, Kara chỉ ra rằng phần lớn nam giới không bỏ qua những hành động thô bỉ gắn với việc buôn bán tình dục. Nhưng việc hạ thấp giá cả trong tình dục thương mại do số lượng cung nhiều hơn đã làm gia tăng thu nhập, ông tranh luận: “Nô lệ tình dục là một phiên bản mại dâm nhằm tối đa hóa lợi nhuận,”
Hãy trở thành những người hàng xóm
Tài liệu của Công Đồng Vatican II "Gaudium et Spes" có đề cập vấn nạn mua bán người. Các Giáo phụ trong Công Đồng kêu gọi chúng ta hãy trở thành người hàng xóm của nhau và thúc giục nhau hãy cứu giúp những người bị bỏ rơi hay đang gặp đau khổ.
Công Đồng tuyên bố, những lạm dụng như nô lệ người hay mại dâm được xem là vi phạm quyền con người. Đối xử con người “thuần túy như công cụ kiếm lợi nhuận chứ không phải như những con người tự do và có trách nhiệm,” là một điều ô nhục và làm hủy họai xã hội lòai người. (Trang 28)
Gần đây hơn, TGM Agostino Marchetto, thư ký Hội Đồng Giáo Hòang phụ trách coi sóc mục vụ đối với những người di cư và khách du lịch, đã phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại Vienna vào tháng 2-2008 về vấn đề buôn người.
Ngài thừa nhận, giải pháp dễ dàng không hề tồn tại. Đối phó với những lạm dụng nhân quyền cần một biện pháp không chỉ tính đến những quyền lợi cao nhất cho nạn nhân mà còn trừng phạt những kẻ hưởng lợi từ đó.
Ngài cũng đề nghị đưa ra những biện pháp phòng ngừa như nâng cao nhận thức của công chúng về vấn nạn đó. Ngòai ra cần thiết phải xử lý tận căn nguyên của hiện tượng, không ngọai trừ những yếu tố kinh tế. Thật ra đây không phải là vấn đề dễ giải quyết nhưng có được giải pháp phù hợp có thể tác động tích cực đến hàng triệu mạng sống đang bị treo trên bàn cân.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô