Người Công giáo rời bỏ Libya
Tripoli, Libya [CNA] - Con số người Công giáo rời bỏ Libya ngày càng gia tăng. Cha Daniel Farrugia, người Malta hiện đang là Tổng đại diện Giáo phận Tripoli, cho biết: trước cuộc nổi loạn, có khoảng 80 ngàn người Công giáo tại Libya, tức chiếm hơn một nửa tổng số các tín hữu Kitô tại nước này. Ða số người Công giáo tại đây là người ngoại quốc hay di dân hoặc di dân lậu.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Công giáo CNA hôm 28 tháng 2 năm 2011, Linh mục Tổng đại diện Tripoli nói rằng hiện có 15 linh mục và khoảng 60 nữ tu làm việc dưới sự lãnh đạo của hai Giám mục để phục vụ cho con số tín hữu Công giáo ngày càng thưa thớt tại Libya.
Ngoài chức vụ Tổng đại diện, cha Farrugia còn là cha sở của giáo xứ Thánh Phanxicô dành cho người Phi Châu và cộng đồng nói tiếng Anh không phải là người Philippines. Cha cũng làm việc với các cộng đồng Pháp, Malta và Ý.
Người Công giáo sinh sống tại Libya đến từ nhiều nước trên thế giới kể cả Nam Hàn, Ấn Độ và Ba Lan. Phần đông đến từ vùng Hạ Sahara Phi Châu và Philippines. Các thánh lễ thường được cử hành bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau. Cha cũng cho biết: dịp Giáng sinh, cũng có một số người Công giáo Việt Nam đến tham dự thánh lễ.
Hồi giáo là tôn giáo của đại đa số người Libya. Tuy nhiên, theo cha Farrugia, người Công giáo được tự do thờ phượng và cử hành thánh lễ tại hai nhà thờ ở Tripoli và Benghazi.
Ða số các tài sản của Giáo Hội đã bị chính phủ tịch thu sau cuộc cách mạng do ông Moammar Gadhafi lãnh đạo hồi năm 1969. Nhà thờ Chính tòa Tripoli bị biến thành một đền thờ Hồi giáo năm 1970. Riêng Nhà thờ Chính tòa tại Benghazi bị đóng cửa và hiện đang được tái cấu trúc để biến thành một bảo tàng viện. Một cơ sở Công giáo cổ bị đóng cửa trong nhiều năm đã được mở cửa lại và hiện đang được một cộng đồng Anh giáo nhỏ bé sử dụng.
Cha Farrugia nói rằng việc thực hành tôn giáo bên ngoài các nơi thờ phượng rất bị hạn chế. Chẳng hạn người Công giáo không được phép lần chuỗi Mân Côi ở nơi công cộng hay phân phát Kinh Thánh.
Cha nói: "Với tư cách là người ngoại quốc, chúng tôi không thể sở hữu tài sản hay xây cất nhà thờ". Các hoạt động bác ái chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà thờ. Bất cứ hoạt động nào bên ngoài nhà thờ cũng đều bị cấm. Tuy nhiên, các nữ tu thuộc 16 cộng đoàn tu sĩ được phép làm việc trong các bệnh viện.
Một bản báo cáo của tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Libya được gởi đến hãng thông tấn Fides nói rằng người dân Libya đánh giá cao hoạt động của Giáo Hội. Trong những ngày vừa qua, họ đã làm "những cử chỉ liên đới cụ thể để bảo vệ" người Công giáo.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô