Ngày thế giới chống buôn người - Lời kêu gọi của Caritas quốc tế
Nhân ngày thế giới chống buôn người 30/7, Caritas quốc tế kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực xác định nạn nhân của nạn bóc lột và buôn người; đặc biệt hiện nay, do đại dịch Covid-19, con số này đang gia tăng một cách đáng báo động. Lời kêu gọi này cũng được hỗ trợ bởi Coatnet, một mạng lưới gồm 46 tổ chức Kitô giáo.
Ông Aactsius John, tổng thư ký Caritas quốc thế cho biết: “Trong thời điểm đại dịch Covid-19 này, chúng tôi đưa ra một thực tế đáng lo ngại cho những người dễ bị tổn thương. Họ có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn buôn người. Do đó, các chính phủ phải tính đến những hệ quả mang tính toàn cầu do đại dịch, đặc biệt là đối với những người di cư và người lao động không chính thức, hiện đang đối diện nhiều hơn với nạn buôn người”.
Vì lý do này, Caritas quốc tế và Coatnet kêu gọi “các biện pháp khẩn cấp và nhắm mục tiêu hỗ trợ những người làm việc trong các lãnh vực không chính thức, bao gồm người giúp việc gia đình, lao động về nông nghiệp và xây dựng, người di cư không có giấy tờ”.
Caritas quốc tế kêu gọi các chính phủ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ, đặc biệt đối với trẻ em khỏi bị lạm dụng và bóc lột. Điều này cũng xảy ra trên internet và phương tiện truyền thông mới. Thực tế, trong đại dịch, các trường hợp bạo lực với trẻ vị thành niên và số trẻ em là nạn nhân của việc khai thác trực tuyến đã tăng lên. Ví dụ, ở Ấn Độ, “92 nghìn trường hợp lạm dụng trẻ em đã được báo cáo cho chính quyền chỉ trong 11 ngày”, trong khi nhiều trẻ em có nguy cơ phải xin ăn trên đường phố.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, ngày nay có hơn 40 triệu nạn nhân của nạn buôn người và bóc lột trên thế giới; thậm chí hiện có nguy cơ cao hơn do đại dịch.
Ngày thế giới chống buôn người đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố vào 30/7/2013, nhằm mục đích tạo nên sự chú ý của cộng đồng quốc tế về hiện trạng của các nạn nhân và thúc đẩy bảo vệ quyền lợi của họ.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất

- Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen - các Hồng y chưa bầu được Giáo hoàng
-
Trực tiếp Cuộc rước vào Mật viện Bầu Giáo Hoàng (7/5) -
Bài giảng trong Thánh lễ cầu nguyện cho việc bầu chọn Giáo hoàng -
Các viên chức và nhân viên phục vụ Mật nghị tuyên thệ giữ bí mật -
Trực tiếp Thánh lễ cầu nguyện cho việc Bầu Giáo Hoàng -
Khởi đầu Mật nghị: 7 bước chi tiết -
Nhà nguyện Sistine nói về sự hiện diện của Thiên Chúa -
Phiên họp chung thứ 12: các Hồng y chú trọng vào các phẩm chất cần thiết của Giáo hoàng tương lai -
Chuẩn bị cho Mật nghị: nơi cư trú của các Hồng y cử tri; vấn đề an ninh; thông tin -
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y