Một chuyên gia AI của Google gia nhập Vatican
MỘT CHUYÊN GIA AI CỦA GOOGLE GIA NHẬP VATICAN
Tý Linh
Demis Hassabis, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) và giám đốc Google DeepMind, đã gia nhập Hàm lâm viên Khoa học Giáo hoàng vào ngày 8/3/2024. Ông nằm trong số những người đại diện cảnh báo dư luận về những rủi ro của những tiến bộ đáng kể được quan sát thấy trong những năm gần đây.
Demis Hassabis (bên trái)
Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố vào ngày 8 tháng 3 năm 2024 : Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Demis Hassabis, giám đốc công ty Google DeepMind, làm thành viên của Hàn lâm viện Khoa học Giáo hoàng. Năm nhà khoa học nổi tiếng khác đã được xướng tên, bao gồm Didier Queloz, nhà thiên văn học người Thụy Sĩ và là người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2019.
Demis Hassabis là người đồng sáng lập Google Deepmind, chi nhánh của tập đoàn Alphabet phụ trách trí tuệ nhân tạo. Khi đầu tư vào cuộc đua phát triển AI, ông là một trong những người đại diện đặc biệt cảnh báo dư luận về những rủi ro liên quan đến những tiến bộ đáng kể được quan sát thấy trong những năm gần đây.
Năm 2016, nhà khoa học người Anh gốc Síp và Singapore này đã tham gia hội nghị về trí tuệ nhân tạo do Tòa thánh tổ chức cùng với Giáo sư Stephen Hawking hoặc Yann Le Cun, phụ trách trí tuệ nhân tạo tại Meta (Facebook). Vào năm 2020, Hàn lâm viện Khoa học Giáo hoàng đã trao tặng ông Huân chương Piô XI, giải thưởng hai năm một lần cho một nhà khoa học dưới 45 tuổi có công trình được coi là “đặc biệt có triển vọng”.
Hai giải Nobel Vật lý
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm nhà thiên văn học người Thụy Sĩ Didier Patrick Queloz, giáo sư tại Đài thiên văn Genève và Đại học Cambridge, làm thành viên của Hàn lâm viện Khoa học Giáo hoàng. Chuyên gia nghiên cứu ngoại hành tinh này đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 2019 cùng với đồng nghiệp Michel Mayor vì phát hiện ra hành tinh 51 Pegasi B.
Đức Phanxicô đã bổ nhiệm một nhà thiên văn học khác và là người đoạt giải Nobel Vật lý, bà Andrea Mia Ghez, người Mỹ, được khen thưởng vào năm 2020 cùng với hai đồng nghiệp vì đã phát hiện ra lỗ đen Sagittarius A. Bà hiện đang giảng dạy tại Đại học California ở Los Angeles.
Một thành viên khác được Đức Thánh Cha bổ nhiệm là nhà sinh địa hóa học Örjan Mikael Gustafsson, thuộc Đại học Stockholm. Ông là thành viên của Hàn lâm viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển từ năm 2014 – và chịu trách nhiệm lựa chọn các giải thưởng Nobel Vật lý và Hóa học. Công việc của ông tập trung vào hậu quả của việc băng tan đối với môi trường.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bổ nhiệm làm thành viên nhà hóa sinh người Uruguay Rafael Radi Isola, bác sĩ và tiến sĩ hóa sinh và giáo sư Khoa Hóa sinh tại Đại học của nước Cộng hòa ở Montevideo. Ông nghiên cứu về việc tiêu thụ oxy của các tế bào có liên quan đến sản xuất năng lượng.
Cuối cùng, chuyên gia về toán ứng dụng và cơ học tin học Batmanathan Dayanand Reddy đã được bổ nhiệm làm thành viên. Chuyên gia người Nam Phi này đã làm chủ tịch Hội đồng Khoa học Quốc tế từ năm 2018 đến năm 2021.
Chuyển ngữ từ: fr.aleteia.org (11.03.2024)
Nguồn: xuanbichvietnam.net
bài liên quan mới nhất
- Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ
-
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024 -
Thoáng nhìn Trí tuệ nhân tạo theo quan điểm Kitô giáo: Cơ hội và thách đố -
Hội ngộ truyền thông thường niên năm 2024 -
Sứ mạng Truyền giáo tại Châu Á, một cuộc hội nhập Văn hóa theo bước chân của các chứng nhân vĩ đại của Đức tin
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo