Malaysia nên bảo đảm quyền sử dụng Kinh Thánh
Kitô hữu khẳng định chính phủ đang siết chặt các họat động họ dùng để thể hiện đức tin. Lãnh đạo Kitô giáo của các giáo phái kêu gọi chính phủ cam kết bãi bỏ những rào cản trong nhập khẩu, phát hành, phân phối và sử dụng Kinh Thánh tiếng Malaysia, hay còn gọi là Alkitab.
Hôm 30-3, Liên đoàn Kitô giáo Malaysia (CFM) phát hành thông cáo sau cuộc họp chung, trong đó họ miêu tả “cuộc tranh cãi hiện nay xoay quanh Alkitab” chỉ là vấn đề “ngày càng siết chặt có hệ thống nơi thực hành, tuyên xưng và thể hiện đức tin của chúng ta”.
Thông cáo do chủ tịch CFM là Giám mục Anh giáo Ng Moon Hing ký tên kêu gọi chính phủ “cam kết dứt khoát tháo gỡ mọi rào cản, về pháp lý hay hành chánh, trong nhập khẩu, phát hành, phân phối và sử dụng Alkitab và thực sự bảo vệ và bảo đảm quyền sử dụng Alkitab”.
Tuần trước chính phủ Malaysia hủy bỏ kế hoạch đánh số xêri lên các sách Kinh Thánh in bằng tiếng Malaysia sau khi các Kitô hữu dọa phản đối trên cả nước.
Để phát hành khoảng 35.100 cuốn Kinh Thánh bị tịch thu, Bộ Nội vụ muốn in lên mỗi cuốn một số xêri để kiểm soát việc lưu hành và dòng chữ chỉ dành cho Kitô hữu.
CFM còn kêu gọi “thu hồi tất cả các lệnh được ban hành theo Luật An ninh nội bộ 1960, luật này coi Alkitab là mối đe dọa cho an ninh quốc gia”.
“Chúng tôi kịch liệt lên án việc coi Kinh Thánh của chúng tôi như thế”.
Đồng thời CFM sẽ “tiếp tục cam kết làm việc với chính phủ tìm ra giải pháp khả thi lâu dài”.
Về số Kinh Thánh bị tịch thu, CFM nói: “Chúng tôi để cho hai nhà nhập khẩu quyết định có lấy lại Alkitab hay không”.
Nhưng Pembela, liên minh các tổ chức phi chính phủ của Hồi giáo, cảnh báo các nhóm Kitô hữu nên chấm dứt “biện pháp đối đầu” và nên giải quyết vấn đề qua trao đổi và đối thoại. Họ còn không đồng ý với quyết định phát hành Alkitab của chính phủ nhưng ủng hộ chính phủ cấm người ngoài Hồi giáo sử dụng từ “Allah”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha bổ nhiệm ba chuyên gia Hoa Kỳ, trong đó có hai phụ nữ, làm thành viên Bộ của Giáo triều
-
Tổng thống Biden trao tặng Đức Thánh Cha Huân chương Tự do -
Đức Thánh Cha bất ngờ thăm Tổ chức Roma -
Huấn dụ Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa năm C (12/01/2025) - Dung mạo và tiếng nói -
Sơ Margaret Mumbua chăm sóc mục vụ cho các ngư dân và gia đình của họ -
Hành hương thời Tân ước - Phần 2: Tại sao hành hương cần thánh lễ? -
Trực tiếp Thánh Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 15g30 ngày 12/01/2025 -
Diễn văn của Đức Phanxicô dành cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh năm 2025: Những đặc điểm của một nền ngoại giao hy vọng -
Khai mạc Lễ Kỷ niệm 800 năm Bài Ca Thụ Tạo của Thánh Phanxicô -
Chân dung nữ Tân Bộ trưởng đầu tiên tại Vatican
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô