Malaysia: cấm người ngoài Hồi giáo sử dụng từ “Allah”
WHĐ (12.03.2014) – Bộ Nội vụ Malaysia vừa ra lệnh cấm sử dụng từ Allah trong một cuốn truyện tranh dành cho trẻ em, kéo dài cuộc tranh cãi về việc những người ngoài Hồi giáo có được sử dụng từ ngữ này hay không.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 07 tháng Ba vừa qua, Bộ Nội vụ Malaysia nói rằng: Trong một kỳ phát hành loạt truyện tranh Ultraman dành cho trẻ em, siêu anh hùng Ultraman đã được các người hùng khác “kính trọng như Allah hay như bậc trưởng thượng”, vì thế truyện này có chứa “các yếu tố có thể đe dọa đến trật tự công cộng”.
Tuyên bố của Bộ còn nói: “Nếu việc này không bị ngăn chặn, nó có thể làm phương hại đến đức tin của trẻ em Hồi giáo khi đặt Allah ngang hàng với Ultraman”.
Chính phủ nói rằng chính loạt truyện tranh này không bị cấm, nhưng cấm sử dụng từ Allah trong ngôn ngữ Mã Lai, với án tù tối đa là ba năm cho bất cứ ai bị bắt được phân phối sách này.
Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh vẫn đang tranh chấp trong hệ thống pháp luật của Malaysia về quyền của người ngoài Hồi giáo có được dùng từ Allah để chỉ Thiên Chúa hay không. Allah trong tiếng Mã lai tương đương với từ god trong tiếng Anh, và là một từ vay mượn từ tiếng Ả Rập. Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, và người Mã Lai thuộc mọi tôn giáo đều dùng từ này, chứ không riêng người Hồi giáo.
Từ Allah được các Kitô hữu Ả Rập trên toàn thế giới sử dụng, và đã xuất hiện trong bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Mã lai từ 400 năm nay.
Trong số 30 triệu người dân Malaysia, người Hồi giáo chiếm khoảng 60 phần trăm, còn người Kitô hữu chỉ chiếm gần 10 phần trăm. Đang khi hiến pháp Malaysia bảo đảm quyền tự do tôn giáo, Hồi giáo được coi là tôn giáo chính thức của quốc gia.
Hồi tháng 10 năm 2013, Tòa án Malaysia đã phán quyết chống lại một tờ báo Công giáo sử dụng từ Allah để chỉ Thiên Chúa. Toà nói rằng từ Allah là đặc ngữ của Hồi giáo và việc người Kitô hữu sử dụng từ Allah có thể nhằm lôi kéo người Hồi giáo cải đạo sang Kitô giáo.
Cha Lawrence Andrew, Tổng biên tập của tờ The Herald, tờ báo liên quan đến vụ án, nhận định: Phán quyết của tòa án “vi phạm quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến pháp Malaysia”.
Và cha nói thêm: “Đây là một bước thụt lùi trong việc phát triển của luật pháp liên quan đến quyền tự do cơ bản của các tôn giáo thiểu số”.
(CNA/EWTN News)
(Nguồn; WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô