Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số
Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (ACN) lên tiếng cảnh báo về sự gia tăng các cuộc bách hại chống Kitô hữu trên toàn thế giới. Cứ 7 Kitô hữu thì có một người bị ảnh hưởng bởi cuộc bách hại này, và 75% cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số liên quan đến các Kitô hữu.
Trong một phúc trình có tựa đề “Bị bách hại và bị lãng quên?” được công bố vào ngày 22/10/2024, thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2024, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cho biết, tại 18 quốc gia được khảo sát, các vi phạm quyền tự do tôn giáo đối với các Kitô hữu đã đạt đến ngưỡng nghiêm trọng.
Phúc trình không những cho thấy quy mô mà còn cho biết tính đa dạng của các hành động chống các tín hữu. Tác giả của những hành vi này là các tổ chức nhà nước hoặc công cộng, nhưng cũng có thể là các nhóm, những kẻ cực đoan tôn giáo, các băng nhóm tội phạm, v.v.
So với các khu vực khác thì tình hình ở Trung Đông vẫn đặc biệt bi thảm. Ở Syria, Kitô hữu có hơn 1,5 triệu người vào năm 2011, ngày nay chỉ còn 250.000 người. Ở Iraq, Kitô hữu chưa đến 0,5% dân số và cộng đoàn chỉ còn dưới 200.000 người. Những con số này chứng tỏ nguy cơ tuyệt chủng thực sự của các Kitô hữu ở những khu vực này, hậu quả trực tiếp của chiến tranh, bách hại và lạm dụng do các nhóm cực đoan gây ra. Các Kitô hữu ở những khu vực này sống trong tình trạng bị đe dọa thường xuyên, giữa việc phá hủy nhà thờ, tàn sát dân thường và buộc phải di dời.
Châu Phi cũng đang chứng kiến sự gia tăng bạo lực tôn giáo. Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Mozambique bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các cuộc nổi dậy của người Hồi giáo. Các nhóm thánh chiến thực hiện các cuộc tấn công bạo lực chống lại các cộng đoàn Kitô giáo. Những cuộc tấn công này không chỉ phá hủy các nhà thờ hay giết các tín hữu, nhưng cũng dẫn đến sự di dời của các Kitô hữu đến những khu vực an toàn hơn.
Ở châu Á, Kitô hữu thường bị coi là công dân hạng hai. Tại Ấn Độ và Pakistan, sự gia tăng bất khoan dung tôn giáo đang dẫn đến sự gia tăng các cuộc tấn công chống các Kitô hữu và Giáo hội của họ. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi các phong trào dân tộc theo Ấn giáo thường phát động các chiến dịch bạo lực chống các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là Kitô hữu. Ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, sự đàn áp vẫn mang tính hệ thống.
Châu Mỹ Latinh, mặc dù có truyền thống Công giáo, nhưng không thoát khỏi sự bách hại tôn giáo. Phúc trình lưu ý mặc dù ở Nicaragua đa số dân theo Kitô giáo, nhưng chính phủ vẫn gia tăng bách hại các Giáo hội. Hàng chục linh mục đã bị trục xuất, và hàng trăm tổ chức phi chính phủ Kitô giáo đã bị đóng cửa vì lý do chính trị.
Trước thảm trạng này, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ kêu gọi quốc tế hỗ trợ các Kitô hữu bị bách hại, nhấn mạnh sự cần thiết phải công khai các cuộc bách hại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo và thúc đẩy các chính phủ thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền của các tôn giáo thiểu số.
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất

- Thánh Giá của Đức Lêô XIV có thánh tích của hai Thánh Augustinô và Monica
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và giải giới ngôn từ -
Các Hồng y Hoa Kỳ ca ngợi tấm lòng truyền giáo và kinh nghiệm quốc tế của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Đức Tân Giáo hoàng và Bốn Kỵ Sĩ của Cuộc Cách mạng -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV điện đàm với Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky -
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (11/5): Cầu nguyện cho các ơn gọi -
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV -
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y