Hướng đến cuộc gặp gỡ “Nền kinh tế Phanxicô”

Hướng đến cuộc gặp gỡ “Nền kinh tế Phanxicô”

Hướng đến cuộc gặp gỡ “Nền kinh tế Phanxicô”

Trong tinh thần chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ “Nền kinh tế Phanxicô” tại Assisi, dự kiến diễn ra từ 19-21/11/2020, bà Gabriella Gambino, Phó Tổng Thư ký Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống đã cho công bố một sứ điệp video tựa đề “Các chính sách cho hạnh phúc”.

Công ích, gia đình và kinh tế

Trong sứ điệp, Phó Tổng Thư ký nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa công ích, gia đình dựa trên hôn nhân giữa người nam và người nữ và nền kinh tế. Bà Gambino nói: “Gia đình có thể tạo ra những thái độ đạo đức trong thị trường, chẳng hạn như chia sẻ và liên đới giữa các thế hệ, làm cho mỗi người trở thành nhà sản xuất dịch vụ và trở thành động lực của hệ thống kinh tế. Kinh nghiệm của đại dịch đã cho thấy chính gia đình phải gánh những hậu quả nặng nề nhất về những vấn đề liên quan đến con người, kinh tế trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu”.

Giàu có không có nghĩa là đã hạnh phúc

Bà Gambino nói tiếp: “Nền kinh tế tư bản tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận, không mang lại hạnh phúc cho các cá nhân và công ích, không đảm bảo sự phát triển con người cách toàn diện và hòa nhập xã hội. Tòa Thánh nhấn mạnh rằng việc mua sắm hàng hóa xa xỉ không làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, giàu có không có nghĩa là đã hạnh phúc: giàu có theo đuổi điều hữu ích, hạnh phúc sống mối tương quan hỗ tương và liên đới. Điều này chứng tỏ rằng trong hệ thống kinh tế, điều cần thiết là phải bảo vệ các mối quan hệ, và trước hết là vai trò của gia đình, nghĩa là nơi các mối quan hệ, nhất thiết phải đảm bảo cho con người có thể sống cách đầy đủ nhân cách, bản sắc riêng và kế hoạch cuộc đời của mình”. Bà Gambino nói thêm: “Gia đình không phải là gánh nặng hay cái giá phải trả nhưng là động cơ chính có khả năng tạo ra sự ổn định, an ninh, các thái độ có đạo đức, đoàn kết và vô vị lợi, có thể nuôi sống hệ thống kinh tế với thái độ đạo đức”.

Tất cả chúng ta là anh chị em

Trong sứ điệp, tiến sĩ Gambino đề nghị 5 điều quan trọng cần thực hiện cho nền kinh tế: Trước hết cần từ bỏ quan niệm cá nhân chủ nghĩa; công nhận tính chủ quan và ưu tiên xã hội của gia đình như nền tảng của lợi ích chung. Ba điều khác liên quan đến việc thúc đẩy các điều kiện làm việc để bảo vệ cuộc sống gia đình; một sự tăng trưởng kinh tế không làm tổn hại đến các nhu cầu cơ bản của con người về các mối quan hệ và gia đình; và cuối cùng là đổi mới các mô hình kinh tế dựa trên lòng quảng đại của cá nhân đối với những người nghèo khổ. Thực tế, đại dịch đã chỉ ra rằng tất cả chúng ta thực sự là anh em, tất cả đều liên kết và kết nối, đến nỗi nếu một người bị bệnh thì toàn cơ thể xã hội đều chịu ảnh hưởng.

Từ điểm này, tiến sĩ Gambino kết luận với lời khích lệ hoạt động cho một thị trường được hiểu là “không gian gặp gỡ giữa mọi người, được điều hành bởi sự tin tưởng và minh bạch”, dựa trên các nguyên tắc “chia sẻ, liên đới và hiệp thông”.

Nguồn: Vatican News

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top